Tóm tắt
Năm 1998, thông qua dự án P “Sản xuất thử nghiệm các giống dừa lai năng suất cao PB121, JVA1, JVA2” được bộ Công nghiệp đầu tư kinh phí, và dự án “Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001-2005”, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tiến hành sản xuất thử các giống dừa lai PB121, JVA1, JVA2 tại 2 Trung tâm trực thuộc viện là Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre và Trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh. Giống dừa lai PB121, JVA1, JVA2 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cho sản xuất thử năm 1999 và 2004.
TESTING PRODUCTION HYBRID COCONUT VARIETY PB121, JVA1, JVA2
Abstract
From the project “Testing production hybrid high yielding variety PB121, JVA1, JVA2” financial supported by Ministry of Industry and the project “Coconut variety development 2001-2005 period”, Institute of Research for Oil and Oil Plants conducted testing production for hybrid coconut PB121, JVA1 and JVA2 in two sites: Dong Go Coconut Center, Ben Tre province and Trang Bang seed production, Tay Ninh province. Hybrid coconut PB121, JVA1 and JVA2 were approved for testing production in 1994 and 2004.
Nhập nội và sản xuất phấn hoa cao Tây Phi và cao Bago Oshiro
Nhằm đảm bảo tiến độ lai tạo, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã nhập nội phấn hoa từ nước ngoài trong thời gian chuẩn bị và sản xuất phấn hoa trong nước. Số lượng phấn hoa nhập nội của mỗi giống cao Tây Phi và cao Bago oshiro là 150g. Song song, đề tài đã sản xuất phấn hoa dừa cao Tây Phi và cao Bago oshiro tại Trung tâm dừa Đồng Gò. Tổng số lượng phấn hoa thu thập ngoài nước và trong nước để sử dụng cho lai tạo là 1.600 g. Trong đó, lượng phấn hoa của giống dừa cao Tây Phi là 500g và giống dừa cao Bago Oshiro là 1.100 g.
Lai tạo và sản xuất giống
Lai tạo giống dừa là công việc rất tốn kém và cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Thông thường để nghiên cứu chọn tạo một giống dừa lai mới phải mất từ 15 – 20 năm vì phải qua các giai đoạn lai tạo để tạo một quả lai (1 năm), giai đoạn vườn ươm (8 tháng), giai đọan vườn trồng từ 4 - 5 năm cây dừa lai mới ra hoa, kết quả. Để đánh giá chính xác năng suất và các tính trạng khác (nếu có) của cây dừa lai phải đợi đến tuổi 10 - 15 vì lúc đó năng suất quả mới ổn định.
Sau khi đã xác định được các tổ hợp dừa lai tốt, thể hiện được các đặc tính mong muốn (ưu thế lai), việc tiếp theo là tổ chức sản xuất quả lai của tổ hợp đã được xác định ở quy mô lớn để cung cấp cho sản xuất bằng kỹ thuật thụ phấn trợ lực.
Sản xuất giống dừa bằng phương pháp thụ phấn có kiểm soát
Điểm khác biệt cơ bản giữa 2 phương pháp lai tạo dừa:
- Phương pháp thụ phấn nhân tạo bằng bao cách ly, mục đích là đánh giá khả năng kết hợp của các tổ hợp lai, việc lai tạo được thực hiện trên quy mô nhỏ, vườn cây mẹ không cần trồng cách ly khỏi cây cha mà chỉ cần khử đực rồi dùng bao cách ly, sau đó thụ phấn cho cây mẹ. Về nguyên tắc, cùng một cây mẹ có thể lai thử nghiệm với nhiều giống cha (mỗi phát hoa lai tạo 1 tổ hợp khác nhau).
- Phương pháp thụ phấn trợ lực, vườn cây mẹ được trồng riêng biệt với vườn cây cha và cách ly hẳn với các cây dừa khác trong vùng với khoảng cách tối thiểu 400 - 500 mét. Tất cả cây mẹ được khử đực, sau đó phun phấn hoa của giống cha vào mà không cần dùng bao cách ly cho từng phát hoa. Ưu điểm của phương pháp này là sản xuất được số lượng lớn quả lai theo những tổ hợp nhất định (chỉ cần thay đổi giống cha), tỷ lệ đậu quả cao hơn, giảm chi phí.
Thông qua 2 dự án sản xuất giống dừa lai năng suất cao, Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu đã sản xuất được 11.296 cây dừa lai của 3 giống PB121, JVA1, JVA2. Số lượng cây giống dừa lai được cung cấp và trồng khảo nghiệm ở 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Định, Phú Yên. Trong đó, số cây giống dừa lai PB 121 là 4.640 cây, JVA1 là 3.456 cây và JVA2 là 3.200 cây. Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lai nhiều nhất (36,1 ha).
Thành phần dinh dưỡng trong cơm dừa của các giống dừa lai
Trong cơm dừa ngoài khối lượng nước chiếm trên 60% còn chứa các chất đường, acid amin, chất béo, vitamin, chất kích thích sinh trưởng, các nguyên tố đa lượng và vi lượng.
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng trong cơm dừa của các giống dừa lai
Giống
|
Hàm lượng các chất dinh dưỡng (%)
|
Lipide
|
Protide
|
Glucide
|
Kali
|
JVA 1
|
32,82
|
3,17
|
5,69
|
0,42
|
JVA 2
|
31,92
|
3,22
|
7,01
|
0,40
|
PB121
|
29,47
|
4,32
|
4,22
|
0,43
|
Dâu địa phương
|
25,62
|
3,81
|
7,71
|
0,43
|
Ghi chú: Mẫu quả được thu ở điểm Bến Tre, phân tích tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm tháng 11 năm 2008
Thu hoạch cùng tháng tuổi, hàm lượng dinh dưỡng lipide có trong cơm dừa của các giống dừa lai đều cao hơn so với giống dừa dâu địa phương. Trong đó, hàm lượng lipide của 2 giống dừa lai JVA1 (32,82 %) và JVA2 (31,92 %) cao hơn hàm lượng lipide của giống dừa lai PB121 (29,47%) và gấp 1,2 - 1,3 lần hàm lượng lipide của giống dừa Dâu địa phương (25,62 %). Vì vậy, các giống dừa lai được sử dụng cho mục tiêu lấy dầu. Ngoài ra, dừa lai PB 121 có hàm lượng protide (4,32 %) và Kali (0,43) cao hơn so với 2 giống dừa lai JVA1 (3,17 %; 0,42 %) và JVA2 (3,22 %; 0,40 %). Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy, hàm lượng glucide của giống dừa Dâu địa phương đạt 7,71 % cao hơn các giống dừa lai. Đây cũng là lý do người trồng dừa đôi khi thu hoạch giống dừa Dâu vào 8 tháng tuổi để bán ở dạng dừa giải khát. Thành phần dinh dưỡng trong cơm dừa cũng thay đổi và chuyển hoá theo thời gian tăng trưởng của quả.
Tóm lại, Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu đã sản xuất được 11.296 cây dừa lai của 3 giống PB121, JVA1, JVA2, cung cấp và trồng khảo nghiệm ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Định q
(Nguồn: http://www.ioop.org.vn)