Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi
17-05-2012

Nguyễn Đăng Phú, Phạm Mạnh Đoàn, Lại Văn Sấm, Nguyễn Thị Mỹ Linh

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi

 

Tóm tắt:

 

Dừa (Cocos nucifera L.) là loại cây được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới do đặc tính thích nghi với nhiều loại đất và vùng  sinh thái khác nhau. Việt nam có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thích hợp cho cây dừa phát triển nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên đa số các vườn dừa đã và đang bị thoái hóa do việc sử dụng giống và một số  biện pháp canh tác không phù hợp. Thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu  lai tạo thành công những giống dừa có giá trị kinh tế cao, trong đó có giống dừa sáp (Makapuno coconut) được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Nhằm đánh giá khả năng phát triển của giống dừa này ngoài đồng ruộng, đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của  giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng” với mục tiêu đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của dừa sáp nuôi cấy phôi trồng tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng và bước đầu đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp nuôi cấy phôi. Các thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, với từ  4-5 nghiệm thức. Thời gian theo dõi định kỳ 3 tháng/ lần (tháng 3,6, 9, và 12 trong thời gian từ 2007 đến 2009).  Kết quả cho thấy:

- Đặc tính nông sinh học cơ bản của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi tại vùng đất xám (Trảng Bàng, Tây Ninh) với chiều cao cây bình quân đạt 600cm; chu vi gốc 123cm

- Mức độ đồng đều giữa các cá thể trong quần thể chưa cao, các chỉ tiêu nông học còn biến động, cần tiếp tục theo dõi, khảo sát và chọn lọc cá thể ngoài đồng ruộng, đặc biệt là khi cây vào giai đoạn ra trái.

- Sau 6 năm trồng, cây bắt đầu ra hoa, đậu trái đầu tiên với tỷ lệ trái sáp cao, 65-75% với các đặc tính cơ bản của trái chưa ổn định giữa các đợt ra trái, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo.

- Bước đầu đề tài cũng đã xây dựng được định mức phân bón cho  dừa sáp nuôi cấy phôi  thời kỳ kiến thiết cơ bản với mức bón 1,5  (160N +60P205 + 215 K20/ha) đến 2 lần khuyến cáo (220N +80P205 + 290K20/ha).

 

1. MỞ ĐẦU

 

Dừa sáp (Makapuno) có giá trị kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nhiều nước trên thế giới. Với đặc tính cơm (cùi) đặc sệt, dừa sáp có thể dùng làm thức ăn và giải khát. Hiệu quả kinh tế của dừa sáp có thể cao hơn dừa thường từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, trong tự nhiên trái dừa sáp rất khó nẩy mầm và hiện nay, thông qua công nghệ nuôi cấy phôi các nhà khoa học đã khắc phục được hạn chế này để nhân nhanh giống dừa có đặc tính đặc ruột,  chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất.

Ứng dụng nuôi cấy phôi thành công không chỉ dừng lại ở việc tạo ra giống dừa mới trong phòng thí nghiệm, việc chuyển tiếp ra vườn ươm và khảo sát đặc tính sinh trưởng phát triển, mức độ thích nghi và ổn định của giống ngoài đồng ruộng có tác dụng duy trì đặc tính cơ bản của giống. Hơn nữa việc xây dựng quy trình kỹ thuật như: bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh hại và cỏ dại vv…. cho giống dừa mới này có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của giống trong sản xuất thời gian tới.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên. Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thông qua dự án “Phát triển giống dừa giai đoạn 2001-2005”, đã chọn tạo được giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Vào cuối năm 2002, những  cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi đầu tiên được đưa ra vườn trồng với tỷ lệ sống khoảng 80%.

Để đánh giá khả năng phát triển và sự ổn định đặc tính nông học của giống dừa sáp triển vọng này, đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng”  đã được thực hiện.

 

2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG  VÀ PHƯƠNG PHÁP

 

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống dừa sáp nuôi cấy phôi từ 4 – 6 năm trồng tại Trung Tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng được bố trí cho từng thí nghiệm tương ứng, khoảng cách trồng (8,5m x 8,5 m): cây cách cây 8,5m và hàng cách hàng 8,5m. Trước khi thí nghiệm cây phát triển bình thường.

Các loại phân bón: Urea, Super lân và Clorua kali.

 

2.2 Nội dung và  phương pháp  nghiên cứu

 

2.2.1 Khảo sát các đặc tính nông sinh học cơ bản và tính đồng nhất của quần thể dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009  trồng tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng

- Khảo sát được thực hiện trong trong thời gian 2007-2009  trên 30 cây dừa sáp nuôi cấy phôi từ 4-6 năm tuổi (thời gian trồng ngày 27/9/2004).

2.2.2  Nghiên cứu công thức phân NPK thích hợp cho cây dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009

- Thực hiện trên giống dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi (trồng vào ngày 5/10/2005).

- Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, theo dõi 5 cây/ô.

2.2.3 Đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở năm thứ 6

- Khảo sát được thực hiện trong năm 2009 trên 30 cây dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi (thời gian trồng ngày 27/9/2004).  

2.3. Địa điểm thí nghiệm, chỉ tiêu theo dõi và các phương pháp chung:

- Thí nghiệm thực hiện trên đất xám tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng.  Đất trồng thí nghiệm có dinh dưỡng, lượng mùn và pH thấp.

- Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel, IRRISTAT và MSTATC.

 

3. KẾT QUẢ

 

3.1. Kết quả khảo sát các đặc tính nông sinh học cơ bản và tính đồng nhất của quần thể dừa sáp nuôi cấy phôi giai đoạn 2007-2009  trồng tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng

Đặc tính cơ bản của giống cây trồng được thể hiện bởi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển thông qua đặc tính nông học của cây. Khả năng phát triển thân, lá mạnh và cân bằng sẽ có tác dụng tăng cường quá trình phát triển sinh thực, tạo năng suất và giúp cây có sức bền chống chịu với điều kiện bất thuận của môi trường.

Qua kết quả khảo sát khả năng sinh trưởng của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 4-6 năm tuổi trong 3 năm (2007-2009) cho thấy: nhìn chung, chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, chiều dài lá và số lá mọc thêm đều theo xu hướng gia tăng theo thời gian, đặc biệt chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá và chiều dài lá gia tăng rất nhanh giữa các kỳ theo dõi trong năm và giữa các năm nghiên cứu khảo sát. Ngược lại, số lá mọc thêm (trong vòng 3 tháng) có biểu hiện khá ổn định (trung bình khoảng 2,8-3,0 lá/ kỳ), tuy nhiên ở kỳ đầu tiên năm 2007 thì số lá mọc thêm chỉ đạt 1,9 lá/ kỳ. Ở kỳ 4 năm 2009, các chỉ tiêu chiều cao cây, chu vi gốc và tổng số lá trên cây đều tăng gần 2 lần so với kỳ đầu năm 2007 và chỉ tiêu chiều dài lá tăng gần 1,5 lần so với kỳ đầu năm 2007 .   

Tổng hợp tình hình tăng trưởng của dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi tại Trung Tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng trong 3 năm khảo sát cho thấy – cây đang trong thời kỳ tăng trưởng khá nhanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu theo dõi như chiều cao cây, chu vi gốc, tổng số lá, chiều dài lá. Các chỉ tiêu này ở thời điểm cuối năm 2009 lần lượt là 600cm, 123cm, 23 lá, 338cm, tương ứng với trị số gia tăng 251cm (71,9%), 47cm (61,8%), 12 lá (109,1%), 108cm (46,9%). Sau 3 năm, dừa sáp ra thêm được từ 23 lá và tốc độ gia tăng trong năm đầu tăng mạnh hơn các năm sau.

Tóm lại:

- Dừa sáp nuôi cấy phôi phát triển khá tốt tại vùng đất xám Trảng Bàng- Tây Ninh, tốc độ phát triển thân lá diễn tiến khá đều đặn và liên tục trong tất cả các kỳ theo dõi trong 3 năm, năm đầu của chu kỳ sinh trưởng  tốc độ tăng trưởng mạnh hơn.

- Tốc độ tăng trưởng dừa sáp nuôi cấy phôi diễn ra mạnh hơn vào các tháng mùa mưa trong năm,  và chậm hơn vào các tháng mùa khô. Do vậy, tưới bổ sung vào mùa khô có thể thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của dừa sáp nuôi cấy phôi, nhất là khi trồng trên vùng đất xám bạc màu giữ nước kém.

- Mức độ đồng đều giữa các cá thể trong quần thể chưa cao, các chỉ tiêu về phát triển thân lá còn chênh lệch, một số phát triển kém, cần thiết phải được theo dõi, khảo sát và chọn lọc cá thể ngoài đồng ruộng, đặc biệt là khi cây vào giai đoạn ra hoa kết trái.

3.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng phát triển cây dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi  giai đoạn 2007-2009

3.2.1 Ảnh hưởng của của một số tổ hợp phân NPK đến sinh trưởng phát triển thân lá dừa sáp

Mức độ tăng trưởng chiều cao của dừa sáp nuôi cấy phôi 5 năm tuổi bị ảnh hưởng bởi các mức phân bón khác nhau, theo dõi trong 3 năm (2007 – 2009) cho thấy: ở các nghiệm thức phân bón càng cao xu hướng cho chiều cao cây càng cao và ngược lại. Nhóm nghiệm thức bón phân bằng khuyến cáo và từ 1,5-2 lần khuyến cáo, chiều cao cây sau 3 năm theo dõi đạt từ 500cm đến 557cm, tăng 233-252cm, tương ứng với trị số 68,8-82,4%, trong khi nghiệm thức bón bằng ½ mức khuyến cáo chiều cao cây đạt gần 461cm, tăng 170cm so với kỳ đầu năm 2007, tương ứng với 58,6% và nghiệm thức đối chứng chiều cao cây  đạt 426cm, chỉ tăng 161cm, tương ứng với 60,8%. Nhìn chung, qua các kỳ theo dõi trong 3 năm liên tục, sinh trưởng chiều cao của dừa sáp nuôi cấy phôi tăng trưởng khá đều ở tất cả các nghiệm thức, nhưng tốc tăng trưởng nhanh hơn, diễn biến đều đặn và liên tục hơn ở các nghiệm thức bón phân bằng khuyến cáo và gấp từ 1,5 - 2 lần khuyến cáo.

Tương tự như chiều cao cây, ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đối với chỉ tiêu chu vi gốc cũng cho thấy  – nhìn chung, theo thời gian thì chu vi gốc của dừa sáp nuôi cấy phôi ở tất cả các kỳ theo dõi đều theo xu hướng tăng mạnh ở tất cả các nghiệm thức bón phân cao, đặc biệt là nghiệm thức bón từ 1,5 – 2 lần khuyến cáo. Trong kỳ đầu tiên của năm 2007, chu vi gốc giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau không có sự khác biệt rõ rệt  (trên dưới 60cm). Tuy nhiên, chu vi gốc đã có sự chênh lệch trong các kỳ theo dõi tiếp theo, và cho đến kỳ cuối năm 2009, nghiệm thức bón gấp 1,5 đến 2 lần khuyến cáo có chu vi gốc đạt 113,7-129,8cm, tăng hơn so với đối chứng là 28,6-47,7cm. Ở nghiệm thức bón bằng và bằng 1/2 khuyến cáo, chu vi gốc cũng gia tăng hơn so với đối chứng, nhưng ít hơn so với khi bón gấp 1,5 đến 2 lần khuyến cáo, trị số gia tăng từ 9,9-19,7cm tương ứng.

Qua 3 năm theo dõi, chu vi gốc giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau đạt và biến động từ 85,1cm (ở nghiệm thức đối chứng) đến 129,8cm (ở nghiệm thức bón gấp 2 lần khuyến cáo), tăng từ 27,5 đến 66,5cm, tương ứng với 44,7% và 105,1%  giữa các nghiệm thức.

3.2.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến dinh dưỡng đất sau 3 năm trồng dừa sáp nuôi cấy phôi.

Phân bón và kỹ thuật bón phân không những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng đất, kết quả cho thấy - sau 3 năm thực hiện thí nghiệm, độ pH đất ở hầu hết các nghiệm thức đã gia tăng, trong đó pH đất ở đối chứng tăng mạnh nhất.

Hàm lượng đạm và lân tổng số đều có xu hướng giảm, trong khi hàm lượng kali tổng số lại có xu hướng tăng, tuy nhiên sự tăng giảm này là rất nhỏ.

Hàm lượng N dễ tiêu và kali dễ tiêu có xu hướng tăng, trong khi hàm lượng lân dễ tiêu lại theo xu hướng giảm, tuy nhiên sự tăng giảm hàm lượng lân và kali dễ tiêu không thể hiện rõ thành quy luật.

Hàm lượng Mg++, Cl- và SO42+ trong đất đều có xu hướng gia tăng sau ba năm theo dõi, trong khi hàm lượng Ca2+ thì tăng giảm không rõ rệt. Hàm lượng mùn trong đất ở tất cả các nghiệm thức bón phân, kể cả nghiệm thức đối chứng đều có xu hướng tăng. 

 

3.2.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân NPK đến dinh dưỡng lá dừa sáp nuôi cấy phôi sau 3 năm trồng

- Nhìn chung, ở các nghiệm thức với mức phân bón càng cao thì hàm lượng các chất dinh dưỡng đạm và lân trong lá cũng có xu hướng cao hơn. Nhưng đối với các yếu tố dinh dưỡng khác như K, Ca và Mg thì điều này không thể hiện rõ, thậm chí với Mg++ trong lá lại có xu hướng ngược lại, nhất là ở năm thứ 2 và thứ 3. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy khi gia tăng lượng phân bón có thể đưa đến sự gia tăng hàm lượng dinh dưỡng một số yếu tố này, nhưng lại kìm hãm một số yếu tố dinh dưỡng khác. Vì vậy, việc gia tăng mức bón phân cho dừa sáp nuôi cấy phôi cũng cần quan tâm đến sự cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng cung cấp cho cây.

 - Hàm lượng Mg trong lá theo dõi trong 3 năm có xu hướng giảm và giảm nhiều hơn ở các nghiệm thức bón phân cao, do vậy việc bổ sung một số phân vi lượng hoặc hữu cơ có chứa Mg có thể cần thiết, đặc biệt trong giai đọan dừa chuẩn bị bước vào giai đọan ra hoa, kết  trái           

Tóm lại:

- Phản ứng với phân bón của dừa sáp nuôi cấy phôi trên vùng đất xám Trảng Bàng là khá cao, nếu bón phân ở mức bón cao tốc độ tăng trưởng của dừa sáp càng mạnh, nghiệm thức bón phân từ 1,5-2,0 lần khuyến cáo cho mức tăng trưởng chiều cao cây, chu vi gốc là cao nhất. Bên cạnh đó, dinh dưỡng đất quá nghèo cũng là lý do làm cho phản ứng của giống dừa sáp với phân bón càng rõ hơn.

- Duy trì lượng phân bón liên tục ở mức khuyến cáo cho dừa sáp đã đưa đến tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu thân lá chậm hơn, điều này có thể do mức khuyến cáo chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây, nhất là khi cây chuẩn bị bước vào thời kỳ ra hoa, kết trái.

 

3.3 Kết quả đánh giá tỉ lệ trái dừa sáp trên cây dừa sáp tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy phôi ở năm thứ 6

Sau thời gian trồng 6 năm, bắt đầu từ tháng 2 năm 2009 vườn dừa sáp nuôi cấy phôi đã bắt đầu bước sang thời kỳ phát triển (ra hoa và kết trái). Khảo sát tình hình ra hoa của dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi cho thấy – cây bắt đầu ra hoa từ tháng 2 năm 2009 với số phát hoa ra biến động không nhiều giữa các tháng trong năm, trung bình từ 0,9 đến 1,3 phát hoa/ tháng. Vào thời gian đầu mùa mưa (tháng 5 và 6), số phát hoa ra trong tháng có xu hướng nhiều hơn so với các thời điểm khác trong năm. Tổng số phát hoa cộng dồn từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 là 12,4 phát hoa/ cây. Số hoa cái trung bình trên mỗi phát hoa biến động từ 3,8 đến 13,1 hoa cái. Tổng số hoa cái trung bình cộng dồn trên cây bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2009 đạt 79,7 hoa cái/ phát hoa.

Khảo sát tỷ lệ trái sáp và một số đặc tính cơ bản của trái dừa sáp cho thấy– kết quả thu hoạch trái sớm (ở thời điểm 9 và 10 tháng tuổi) đều cho tỷ lệ trái sáp khá cao, đạt từ 65% đến 75%. Tỷ lệ trái sáp cao do giống dừa được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy phôi và có thể do vườn dừa sáp được trồng trong điều kiện khá xa so với vùng trồng dừa nên khả năng thụ phấn chéo khó xảy ra.

Tóm lại:

-Sau 6 năm trồng, cây bắt đầu ra hoa, đậu trái đầu tiên với tỷ lệ trái sáp cao, 65-75% với các đặc tính cơ bản của trái chưa ổn định giữa các đợt ra trái, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo.

4. KẾT LUẬN

1. Đặc tính nông sinh học cơ bản của giống dừa sáp nuôi cấy phôi 6 năm tuổi tại vùng đất xám (Trảng Bàng, Tây Ninh) với chiều cao cây bình quân đạt 600cm; chu vi gốc 123cm; Cây đã bắt đầu ra hoa, đậu trái đầu tiên với tỷ lệ trái sáp cao, 65-75%.  Tuy nhiên, các đặc tính cơ bản của trái chưa ổn định giữa các đợt ra trái, cần tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo.

2. Mức độ đồng đều giữa các cá thể trong quần thể chưa cao, các chỉ tiêu nông học còn biến động, cần tiếp tục theo dõi, khảo sát và chọn lọc cá thể ngoài đồng ruộng, đặc biệt là khi cây vào giai đoạn ra trái.

3. Định mức phân bón cho dừa sáp nuôi cấy phôi thời kỳ kiến thiết cơ bản với mức bón 1,5  (160N +60P205 + 215 K20/ha) đến 2 lần khuyến cáo (220N +80P205 + 290K20/ha).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tiếng Việt

1. Phan Thị Công (2005), Làm giàu quỹ lân cho đất Đông nam Bô và Tây Nguyên (2000-2005). Chương trình hợp tác giữa Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam và Đại học Leuven Vương quốc Bỉ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr. 168.

2. Nguyễn Thị Liên Hoa (1989), Kết quả thử nghiệm việc bón phân cho dừa đang ra trái ở vùng nước lợ xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Báo cáo hàng niên, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, Tr 37.

3. Diệp Thị Mỹ Hạnh (1997), Nghiên cứu chế độ bón phân cho giống dừa lai PB121 trên vùng đất phèn Bến Lức, tỉnh Long An. Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu giai đoạn 1992 – 1998, Tr 89.

4. Nguyễn Thị Bích Hồng (2005), Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh phù hợp để phát triển bền vững các giống dừa ở các Tỉnh phía Nam. Viện nghiên cứu Dầu thực vật- Tinh dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm - Bộ Công nghiệp.

5. Nguyễn Thị Bích Hồng (2006), Tuyển chọn cây dừa mẹ và khảo nghiệm giống dừa dưá ở một số tỉnh phiá nam. Dự án phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001-2005.

6. Tôn Thất Trình (1974), Cải thiện ngành trồng dừa tại Việt Nam. Trang 98-108.

7. Nguyễn Thị Lệ Thủy (2005), Nghiên cứu chọn tạo các giống dừa mới phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu Dầu thực vật- Tinh dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm - Bộ Công nghiệp.

8. Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia (2007), Hiệu quả canh tác ngô có che phủ đất bằng xác hữu cơ. Đăng bởi Admax, 11/2007.

 

B.Tiếng Anh

9.J.G.Ohler (1984), Coconut, Tree of Life. FAO.

10.Jayasekera.K.S (1988), Status of nutritional deficiencies of coconut in Sri Lanka. UNDP/FAO working group meeting on coconut nutritional deficiencies, 28 – 30 Sept. 1988. Davao city, Philipines. TCDC-FAO/UNDP.

11.Magat. S.S, et al (1989), The nutritional deficiencies and fertilization of coconut in the Philipines, Philipines Coconut Authority, R&D Tech, Report N02.

12.Siegfried Legel (1988), Tropical forage legumes and grasses. Institute of Tropical Agriculture of the Karl-Marx University Lei

(Nguồn: http:// www.ioop.org.vn)


Các tin khác:
Hai Giống Dừa Lai Năng Suất Cao JVA1 & JVA2
Tiềm năng và hướng mở rộng trong sản xuất phân hữu cơ từ mụn xơ dừa tại tỉnh Bến Tre
Hoàn thiện quy trình sản xuất thạch dừa sạch
Nông dân chế tạo máy gọt dừa tươi
Các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình phát triển cây dừa đến năm 2015 và những năm tiếp theo
Sản xuất thạch dừa sạch
Sự cần thiết phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Hỗ trợ cơ sở sản xuất thạch dừa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuần
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.559.354
Online: 27
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun