“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.
HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE
Thông tin cần biết
Mô hình trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn mặn tại tỉnh Bến Tre
17-06-2016
Được sự thỏa thuận của Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) thông qua dự án AMD Bến Tre, Hiệp hội Dừa Bến Tre dự kiến giải pháp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn mặn.
Thời gian qua, do hậu quả của tình hình biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nông dân, nông thôn. Để khắc phục phần nào những thiệt hại do biến đổi khí hậu cho những năm sau này, qua sự đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, được sự thỏa thuận của Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) thông qua dự án AMD, Hiệp hội Dừa Bến Tre dự kiến giải pháp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn mặn như sau:
Dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên và hiện trạng sản xuất, xây dựng mô hình một tiểu vùng sản xuất có qui mô từ 50 đến 150ha, gồm đất vườn dừa, đất lúa hay các loại cây trồng ngắn ngày. Tiểu vùng sản xuất này có diện tích hệ thống mương vườn dừa, kênh thủy lợi, ao hồ chứa chiếm 10 đến 15% diện tích, gắn với nguồn cấp nước có thể chủ động đóng mở để tích nước phục vụ sản xuất trong mùa hạn mặn. Hệ thống mương vườn này sẽ kết nối với những nhánh kinh nhỏ để được cấp nước bỗ trợ thêm và chúng là nhánh của một ngọn rạch hay kênh thủy lợi. Nhánh chính này sẽ ngăn nước bằng con đập tràn để giữ nước (hay các cống Ø lớn được đúc sẵn) trong mùa mặn trong vùng được quy hoạch.. Đập tràn bằng đất không quá cao chắn ngang để giữ nước trong mùa kiệt và thao chua, rửa mặn trong mùa mưa, làm sạch môi trường. Có thể nghiên cứu mẫu đập mà phần đáy là bê tông, phần trên là bờ đất để tháo dỡ trong mùa mưa, giúp tiêu thoát và lưu thông dễ dàng. Nếu chưa có nguồn cấp nước thì sẽ đào kênh thủy lợi để kết nối
Kinh phí dự kiến hỗ trợ xây dựng mô hình cho các xã vùng dự án AMD khoảng 2 tỷ đồng cho một xã, Dự án sẽ hỗ trợ thêm một phần vốn nhỏ để bố trí lại sản xuất trong mô hình. Nếu có kết quả tốt, những năm sau này dự án AMD sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng.
Những phác họa và diễn giải mang tính gợi ý về mô hình đã được Hiệp hội Dừa Bến Tre gởi về các xã vùng dự án và trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để phối hợp triển khai thực hiện cho kịp mùa khô 2017.
Đây là giải pháp vô cùng hiệu quả, ít tốn kém, thân thiện với môi trường mà Thái Lan gọi là "Dự án Má khỉ". Kính mời quý đọc giả tham khảo các bài viết dưới đây để cùng suy gẫm:
1. Dự án giữ nước "Má khỉ"
Ngày 09 tháng 3 năm 2016 (Readers 152)
Chính phủ Thái Lan đang tập trung nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ thiên tai có liên quan đến nước. Nó đã được đề xuất áp dụng bằng các biện pháp chủ động, chẳng hạn như sự phát triển của các hồ chứa nước thông qua các dự án Kaem ling.
Thuật ngữ này có nghĩa là "má con khỉ " kaem ling là một dự án kiểm soát lũ nổi tiếng do Nhà vua khởi xướng, ông đã quan sát thấy rằng hầu hết những con khỉ, khi chúng nó nhận được chuối, thì thức ăn này thường được lưu trữ vào miệng (hai bên má), và sau đó bọn khỉ dần dần nhai và nuốt chúng.
Từ hình ảnh này, nhà Vua Thái Lan có ý tưởng xây dựng mô hình giữ nước sau khi nhìn con khỉ ăn chuối, bằng cách tạm thời lưu trữ nhiều nước trong mùa mưa lớn và sau đó dần dần thoát nó. Kỹ thuật này giúp giảm bớt các vấn đề lũ lụt rất hiệu quả. Nó cũng giúp lưu trữ nước để cung cấp nước trong lúc hạn hán.
Nhà Vua giải thích là nước có thể được lưu trữ như thế nào trong lúc nguồn cung dồi dào và được sử dụng khi có hạn hán. "Dự án má khỉ" của tôi là tốt, ông nói, ".... chúng ta phải có một "má con khỉ " để cho nước ra ngoài bất cứ khi nào nếu cần đến. Một khu vực lưu giữ nước khi nước biển dâng lên và chúng ta không cần phải sơ tán lũ ... "
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã đang xây dựng thêm nhiều kaem ling, hoặc các vùng lưu giữ nước, giúp chống hạn dễ dàng và kết quả đã tác động đến nhiều tỉnh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Chatchai Sarikulya nói rằng: Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã tăng tốc các dự án kaem ling lưu trữ nước để sử dụng trong mùa khô.
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã sẽ xây dựng 30 khu vực kaem ling tại năm tỉnh phía đông bắc. Trong số 30 khu vực lưu giữ nước, chín cái sẽ được xây dựng tại Nakhon Phanom, Mukdahan tám, sáu ở Nong Khai, bốn trong Bueng Kan, và ba tại Loei.
Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi một cuộc nghiên cứu khẩn cấp về khả năng xây dựng kaem ling có quy mô lớn tương tự như hồ chứa. Trong giai đoạn đầu, Sở Tài nguyên nước đề xuất năm lĩnh vực cho việc nghiên cứu, và liên quan đến đánh giá tác động môi trường.
2. Viện Công nghệ châu Átrình diễn mô hình dự án Má Khỉ
Viện Công nghệ châu Á (Asian Institute of Technology- AIT)*
Ban chỉ đạo "Mô hình vật lý Má khỉ" cho dự án kênh Sanam Chai-Mahachai, do Nhà Vua Thái Lan khởi xướng, đã bày tỏ sự hài lòng vô cùng nơi dự án được trình diễn tại Học viện Công nghệ Châu Á (AIT).
AIT trình diễn mô hình dự án Má Khỉ
Tiến sĩ Sumet Tantivejkul
Tiến sĩ Sumet Tantivejkul, Chủ tịch điều hành của Ủy ban Tư vấn cho dự án này đã đánh giá cao kết quả các công trình được trình diễn thí nghiệm ngoài trời AIT.
Chủ tịch AIT Irandoust nhận xét rằng ông rất hài lòng với công việc dự án mà AIT thực hiện. Trong cuộc họp mặt chào đón các thành viên của Ban chỉ đạo, ông tuyên bố rằng AIT tự hào là đã góp phần vào dự án mà Nhà Vua Thái Lan rất kỳ vọng.
Các dự án Má khỉ trong hệ thống kênh mương Mahachai-Sanamchai đóng vai trò trong việc thực hiện chức năng lưu trữ nước lũ trong các khu vực trên, đồng thời trong cùng một lúc có thể tháo nước ra Vịnh Thái Lan liên quan đến chế độ thủy triều của biển bằng cách tích hợp dòng chảy theo trọng lực và trạm bơm. Dự án bao gồm hoạt động đào tạo các nhà quản lý và xây dụng các trạm bơm ở các kênh rạch đã mang lại lợi ích đáng kể mà không đòi hỏi đầu tư lớn. Nó có thể được liên kết với các dự án Má khỉ ở dưới sông Tha Chin để tạo thành một hệ thống tích hợp giúp giảm lũ hiệu quả tại Bangkok.
Tiến sĩ Sutat Weesakul, nhà nghiên cứu chính của dự án nói rằng AIT đã cung cấp dịch vụ của mình trong việc nghiên cứu và Viện Tin học Thủy Nông (Hydro and Agro Informatics Institute-HAII), Viện Chaipattana. H.R.H do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là chủ tịch điều hành một phần của toàn bộ dự án.
AIT chịu trách nhiệm cho việc xây dựng mô hình vật lý để thực hiện chức năng lưu trữ nước lũ không chỉ trong các khu vực trên, mà còn có các ao do người dân địa phương và các sân golf đóng góp. Mục tiêu chính là để cung cấp các quy trình thích hợp cho các nhà quản lý vận hành các trạm bơm, các ao, hồ tích nước hòa hợp với điều kiện tự nhiên.
GS Worsak Kanok-Nukulchai, Phó Chủ tịch của Phát triển tài nguyên, Tiến sĩ Mukand- Singh Babel, Điều phối viên, Kỹ thuật Quản lý nước ngoài đồng (ngành học tại AIT) đã theo dõi dự án trong suốt quá trình.
Các thành viên của Ban chỉ đạo dự án bao gồm các văn phòng của Tổng thư ký của dự án; Cục trưởng Cục Thủy lợi Hoàng gia và Thống đốc của tỉnh Samutsakhon. Các ủy ban cố vấn gồm các Tiến sĩ Sumet Tantivejkul là chủ tịch điều hành; Giám đốc Văn phòng thủy lợi khu vực; Tiến sĩ Sutat Weesakul; Tiến sĩ Chit Laowattana; Đại diện công ty Best Ocean Gold; Ông Sonkaak Supavej; Đại diện của công ty in CAS; Ông Suchart Kinchan và Giám đốc HAII, Tiến sĩ Royol Chitradon.
(*) Viện Công nghệ châu Á(tiếng Anh: Asian Institute of Technology, viết tắt: AIT) là một viện đào tạo sau đại học về kỹ thuật, công nghệvà quản lý đặt tại Thái Lan. AIT được thành lập vào năm 1959với chức năng là trường đào tạo sau đại họcvề kỹ thuật của khối SEATO. Mục tiêu của AIT là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đảm nhiệm vai trò dẫn đầu cho sự phát triển bền vững của khu vực và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngân sách của AIT do các tổ chức và chính phủ trên thế giới (ban đầu là các nước trong khối SEATO) đóng góp. Ban đầu, AIT nằm trong trường Đại học Chulalongkorn(Thái Lan) trước khi hoạt động độc lập vào tháng 11 năm 1967. Hiện nay, AIT có cơ sở đào tạo chính đặt tại Thái Lanvà trung tâm tại Việt Nam.
HIỆP HỘI DỪA TỈNH BẾN TRE
Địa chỉ: Số 77, Nguyễn Huệ, Phường 1, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Điện thoại: 0753 770 999 – Fax: 0753 512 099
Email: hhduabentre@gmail.com - Website: http://www.hiephoiduabentre.com.vn
Ghi rõ nguồn: http://www.hiephoiduabentre.com.vn khi phát hành lại thông tin từ website này