Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa
08-11-2014

TS.Nguyễn Thị Bích Hồng, ThS.Thái Nguyễn Quỳnh Thư, ThS. Ngô Thị Kiều Dương, KS.Phạm Phú Thịnh, KS.Lưu Quốc Thắng, KS. Phạm Thị Lan, CN.Nguyễn Thị Mai Phương, KTV. Đặng Kim Thanh - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa

Dừa là cây lấy dầu, cây công nghiệp lâu năm, có khả năng thích nghi rộng và được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp nước ta. Quy mô trồng dừa trong nông hộ, trung bình 1,0 -1,2 ha/hộ tại Bến Tre và Trà Vinh; 0,35 ha/hộ tại Bình Định. Hệ thống cây trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre và Trà Vinh gồm ca cao, cây có múi, cây ăn trái và mía, trong khi ở Bình Định chủ yếu là rau má, chuối, khoai mỳ và cỏ. Hệ thống vật nuôi xen trong vườn dừa gồm có bò, heo, dê, gà và tôm cá. Các giống dừa phổ biến trong sản xuất là dừa Ta, dừa Dâu và dừa Xiêm. Gần đây, các giống dừa Dứa, dừa Lai, dừa Sáp được bổ sung vào cơ cấu giống dừa của các địa phương nhưng diện tích còn rất hạn chế.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ: Giải pháp về giống; các giải pháp kỹ thuật; giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; giải pháp hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp.
Từ khóa: cơ cấu, giải pháp, kinh tế vườn dừa, trồng xen
1. Mở đầu
Dừa là cây lấy dầu, cây công nghiệp lâu năm, có khả năng thích nghi rộng và được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, diện tích dừa tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển, nhất là vùng duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) (chiếm 12,82% diện tích) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (chiếm 82,58% diện tích). Theo số liệu thống kê của FAO (2011). Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, diện tích thu hoạch dừa ở nước ta theo xu hướng giảm mạnh, từ 212.300 ha (năm 1990) xuống còn 119.300 ha (năm 2007) và từ sau năm 2007 đến nay thì diện tích thu hoạch dừa bắt đầu có sự gia tăng trở lại. Trái ngược với xu thế giảm diện tích trồng, thì năng suất dừa lại có sự gia tăng, từ 4,21 tấn/ha (1990) đến 9,59 tấn ha (2010), tăng hơn hai lần so với 20 năm trước, đã đưa đến sản lượng dừa hiện nay đạt gần 1,2 triệu tấn/năm, cao hơn so với sản lượng những năm của thập niên 90 khi diện tích dừa phát triển tối đa.
Từ thực tế phát  triển dừa hơn 2 thập niên qua cho thấy - bên cạnh phương thức canh tác dừa truyền thống theo hướng quảng canh, vai trò của tiến bộ kỹ thuật cũng từng bước được quan tâm và đầu tư nhằm hướng tới nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của vườn dừa. Đặc biệt, những năm gần đây một số giống dừa mới (Dứa, Lai, Sáp nuôi cấy phôi,…..) và tiến bộ kỹ thuật (mật độ khoảng cách trồng thích hợp, bón phân cho vườn dừa, sử dụng ong ký sinh để hạn chế những thiệt hại do bọ dừa gây ra, và các hình thức đa canh trong vườn dừa…) đã được khuyến cáo áp dụng trong sản xuất. Tuy nhiên, do thói quen canh tác, điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư thâm canh khác nhau giữa các vùng miền và địa phương đã đưa đến tình trạng và mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.
Nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất dừa và tình hình sử dụng giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất dừa, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật hướng tới nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa” đã được triển khai thực hiện tại Bến Tre, Trà Vinh (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và Bình Định (vùng Duyên hải Nam Trung bộ) là những địa phương có truyền thống trồng dừa và có diện tích dừa tập trung ở nước ta.
2. Đánh giá thực trạng kỹ thuật canh tác dừa ở một số tỉnh phia Nam
(Bình Định, Bến Tre và Trà Vinh)
2.1. Sử dụng giống và kỹ thuật canh tác
Quy mô trồng dừa trong nông hộ, trung bình 1,0 -1,2 ha/hộ tại Bến Tre và Trà Vinh; 0,35 ha/hộ tại Bình Định. Hầu hết nông dân trồng dừa với mục đích bán trái khô, một số ít hộ kết hợp bán trái khô và trái tươi, trồng dừa để bán trái Sáp chỉ có ở Trà Vinh. Hệ thống cây trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre và Trà Vinh tương đối giống nhau, gồm ca cao, cây có múi, cây ăn trái và mía, … trong khi ở Bình Định chủ yếu là rau má, chuối, khoai mỳ và cỏ. Hệ thống vật nuôi xen trong vườn dừa khá giống nhau, gồm có bò, heo, dê, gà và tôm cá. 
Các giống dừa phổ biến trong sản xuất là dừa Ta, dừa Dâu và dừa Xiêm, phổ biết nhất là giống dừa Ta. Gần đây, các giống dừa Dứa và dừa Lai được bổ sung vào cơ cấu giống dừa của các địa phương, chủ yếu ở Trà Vinh và Bến Tre, nhưng diện tích còn rất hạn chế. Giống dừa Sáp tập trung chủ yếu ở Trà Vinh – đây là giống dừa có chất lượng và giá trị cao.
Về đầu tư, chủ yếu là phân bón và bồi bùn. Bón phân cho dừa ở Bến Tre cao hơn so với Trà Vinh và Bình Định. Bồi bùn chỉ được áp dụng cho vườn dừa tại Bến Tre và Trà Vinh.
Tại Trà Vinh, cơ cấu giống dừa khá đa dạng, gồm các giống dừa Ta, Dâu, Xiêm, Dứa và Sáp. Trong điều kiện thâm canh hoặc đa canh, năng suất các giống dừa Xiêm, dừa Dứa cao gấp hai lần so với các giống Ta, Dâu và Sáp và gấp 3 lần năng suất của các giống này ở điều kiện quảng canh.
Nguồn đóng góp chính cho thu nhập của hộ trong năm là từ cây dừa tại Bến Tre và Trà Vinh (chiếm gần 50%), và từ các hoạt động làm thuê, làm công ăn lương (chiếm trên 50%). Tại Bình Định, cây dừa chỉ đóng góp gần 10% thu nhập của hộ trong năm. Các nguồn thu nhập khác gồm: sản xuất lúa, nuôi trồng xen trong vườn dừa, mở dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Bình Định còn có thêm thu nhập từ các hoạt động đánh bắt thủy sản và nghề tiểu thủ công nghiệp.
2.2. Một số đặc điểm nông sinh học, tình hình sâu bệnh hại chính trên cây dừa
Các giống dừa cao như dừa Ta, dừa Dâu, dừa Sáp và dừa Lai có gốc và thân cây to, tán lá phân bố đều, khối lượng quả lớn, cơm dừa dày. Giống dừa Lai có năng suất quả cây cao hơn hẳn so với các giống dừa cao khác. Các giống dừa lùn như dừa Xiêm, Dứa có gốc nhỏ, tăng trưởng chậm, sẹo lá khít, chiều cao cây thấp, quả nhỏ, cơm dừa mỏng.
Trong cơm dừa tươi của các giống dừa lấy dầu như Ta, Dâu, Lai, Sáp (trái không Sáp) có hàm lượng dầu cao, có sự hiện diện của các acid béo cơ bản đặc trưng cho dầu dừa trong đó acid Lauric bão hòa với 12 carbon chiếm hàm lượng cao nhất so với các acid béo khác (46,70-53,78%).
Trong nước dừa và cơm dừa tươi của hai giống dừa uống nước (Xiêm, Dứa), có sự hiện diện của Glucid, Canxi, Kali, Magnesium, Vitamin C và năng lượng, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và chống lão hóa cho cơ thể.
Bọ dừa, đuông, kiến Vương, chuột, sóc, bệnh thối ngọn và bệnh xì mủ thân là những đối tượng sâu bệnh chủ yếu. Các biện pháp phòng trừ và chăm sóc vườn dừa: không trồng dày, chăm sóc tốt, vệ sinh thông thoáng vườn dừa; đặt thuốc hóa học trên bó lá ngọn trong mùa nắng, rắc muối hột trên bó lá ngọn; thường xuyên đi kiểm tra vườn và bắt kiến thủ công; đặt bẫy dẫn dụ và tiêu diệt; đặt bẫy vòng thiếc, bả chuột, bắt chuột bằng tay, nuôi mèo; xử lý bằng vôi, thuốc trừ nấm, tiêu hủy nguồn bệnh, không tạo vết thương cho bệnh xâm nhập.
2.3. Hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa áp dụng kỹ thuật thâm canh
- Tại Bến Tre: Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa khá cao, biến động từ 2,67 đến 7,10 giữa các phương thức trồng và đầu tư thâm canh. Trồng theo phương thức quảng canh có hiệu quả đồng vốn đầu tư cao trong ngắn hạn, nhưng thiếu bền vững (đất đai suy kiệt, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của vườn dừa). Do vậy, để phát triển vườn dừa theo hướng ổn định, bền vững, cần đầu tư thâm canh theo hướng đa canh trong vườn dừa.
- Tại Trà Vinh: Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa đa canh khá cao, biến động từ 2,80 đến 14,97. Thu nhập từ dừa trong điều kiện thâm canh cao hơn so với trồng quảng canh. Vườn dừa Xiêm có năng suất cao nên cho tổng thu cao nhất, kế đến là vườn dừa Dứa, cuối cùng là vườn dừa sử dụng các giống Ta, Dâu. Chi phí đầu tư cho vườn dừa không có sự khác biệt nhiều giữa thâm canh và quảng canh. Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa Xiêm và dừa Sáp khá cao (9,23-10,11), các vườn dừa Ta, Dâu thấp hơn (2,82-3,10).
- Tại Bình Định, năng suất dừa thấp so với ở Bến Tre và Trà Vinh, nên thu nhập từ dừa ở Bình Định thấp hơn rõ rệt so với Bến Tre và Trà Vinh.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ
Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực tế về thực trạng sản xuất dừa tại Trà Vinh, Bến Tre, Bình Định và thông tin ghi nhận được từ địa phương, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung bộ.
3.1. Giải pháp về giống
- Hiện cơ cấu giống dừa trong sản xuất chủ yếu là các giống dừa Ta, dừa Dâu và dừa Xiêm, đặc biệt là giống dừa Ta có 100% số hộ tại các địa phương khảo sát đều trồng giống dừa này. Gần đây, thông qua các dự án trồng dừa một vài giống dừa có năng suất và giá trị cao đã được bổ sung vào cơ cấu giống của các địa phương, chủ yếu trên địa bàn Trà Vinh như các giống dừa Dứa, dừa Lai và dừa Sáp, với diện tích còn rất hạn chế nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, trong chiến lược phát triển dừa thời gian tới, cần cân nhắc tới cơ cấu giống hợp lý trong sản xuất, phù hợp với vùng sinh thái, nhất là đối với các giống dừa mới chất lượng cao, dừa lai, dừa tuyển chọn, dừa đặc sản, với năng suất cao để hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, cần có nhiều dự án trồng dừa hơn ở các địa phương có nhu cầu cải tạo vườn tạp hoặc mở rộng diện tích, thông qua đó hướng tới cải thiện cơ cấu giống và chất lượng vườn dừa.
- Cũng thực tế sản xuất cho thấy – nhu cầu giống dừa cho sản xuất là có, nhưng theo hướng tự nhân giống hoặc trao đổi giống không rõ như hiện nay thì chất lượng vườn dừa sẽ không đồng đều, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người trồng dừa. Do vậy, trong các giải pháp phát triển vườn dừa cần quan tâm tới hệ thống nhân giống dừa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu giống của người trồng dừa.
3.2. Các giải pháp kỹ thuật
Tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương như đất đai, khí hậu, tập quán canh tác, điều kiện kinh tế xã hội mà các giải pháp đề xuất có sự thay đổi cho phù hợp, cụ thể:
- Mật độ trồng giữa các địa phương có sự khác biệt khá rõ rệt, khoảng 200cây/ha ở Bến Tre, 220cây/ha ở Trà Vinh và 250cây/ha ở Bình Định. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn thì mật độ trồng thích hợp với các giống dừa lùn là 200 cây/ha và dừa cao là 160 cây/ha. Do vậy, tùy điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương để xác định mật trồng thích hợp đối với mỗi vùng sinh thái.
- Đối với những vườn dừa đang trong thời kỳ kinh doanh, có thể loại bỏ bớt những cây ốm yếu, còi cọc, năng suất thấp, bị lấn át bởi các cây sinh trưởng tốt hơn, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quần thể cây trong vườn dừa phát triển và tăng cường các biện pháp chăm sóc như làm cỏ vườn dừa, bón phân, bồi bùn, phòng trừ sâu bệnh hại dừa để nâng cao năng suất.
- Đối với những vườn dừa trồng mới hoặc cải tạo vườn tạp, ngay từ đầu cần tuân thủ theo những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và nên phát triển theo hướng đa canh để lấy ngắn nuôi dài, tạo việc làm và thu nhập cho hộ.
- Những năm gần đây, đầu tư phân bón cho vườn dừa đã được các nhà vườn quan tâm, nhất là những vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, nhưng thực tế cho thấy mức bón phân cho vườn dừa rất khác biệt giữa các địa phương, (hiện Bến Tre là địa phương có đầu tư phân bón cao hơn cả, kế đến là Trà Vinh, và thấp nhất là Bình Định, và mức bón phân ở các địa phương vẫn còn thấp so với mức khuyến cáo (110N-38P2O5-144K2O trên ha), nhất là đạm và kali. Do vậy, để việc đầu tư phân bón cho vườn dừa mang lại hiệu quả, tùy điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương cần lựa chọn mức phân bón hợp lý đối với mỗi vùng sinh thái và phải tuân theo mức bón khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành đối với những trường hợp cụ thể như vườn dừa thời kỳ kiến thiết cơ bản và vườn dừa thời kỳ kinh doanh và nên kết hợp bón phân hữu cơ với vô cơ để hướng tới cải thiện độ phì đất.
- Bồi bùn mang lại khá nhiều lợi ích cho vườn dừa như trả lại lớp đất mặt đã bị rửa trôi, tăng khả năng giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại cho vườn dừa, tăng khả năng hấp thu và phát huy hiệu quả của phân bón, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Do vậy, nhiều địa phương có truyền thống trồng dừa đã áp dụng kỹ thuật này để cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất dừa, tuy nhiên mức độ có khác nhau tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương như: Bến Tre trung bình một lần trong năm, Trà Vinh gần 2 năm lần và Bình Định không áp dụng kỹ thuật này. Từ thực tế bồi bùn ở các địa phương, để góp phần phát triển vườn dừa theo hướng bền vững, bên cạnh các biện pháp thâm canh tổng hợp, nên áp dụng kỹ thuật bồi bùn cho vườn dừa.
- Các vùng trồng dừa thường khó khăn về nước tưới, nhất là vào mùa khô do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Do vậy, cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo ẩm độ đất thích hợp cho vườn dừa như nạo vét kênh mương hàng năm để tăng khả năng lưu thông nước và giữ nước tưới cho vườn dừa, nhất là vào mùa khô, trồng xen canh các loại cây họ đậu, cỏ có khả năng che phủ đất để tăng khả năng giữ ẩm, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.
- Bọ dừa, chuột và sóc là những đối tượng và sâu hại chủ yếu trên cây dừa, đuông và kiến Vương ít phổ biến hơn. Bọ dừa gây hại nhiều trong mùa khô, chuột và sóc thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc sau khi thu hoạch lúa. Để hạn chế thiệt hại, không trồng dày, thường xuyên làm cỏ dừa, tạo thông thoáng cho vườn dừa, chăm sóc tốt, đặt thuốc hóa học trên bó lá ngọn trong mùa nắng, rắc muối hột trên bó lá ngọn; thường xuyên kiểm tra vườn và bắt kiến Vương thủ công; đặt bẫy dẫn dụ; đặt bẫy vòng thiếc, bả chuột, bắt bằng tay, nuôi mèo.
- Bệnh thối ngọn và xì mủ thân, xuất hiện quanh năm, bệnh thối ngọn bị nặng hơn vào mùa mưa và thường hại trên vườn dừa ở thời kỳ kiến thiết cơ bản; bệnh xì mủ thân thường hại vườn dừa ở thời kỳ kinh doanh. Biện pháp hạn chế: xử lý bằng vôi, thuốc trừ nấm, tiêu hủy nguồn gây bệnh, vệ sinh vườn thông thoáng, kết hợp phòng trừ tốt các loại sâu hại dừa, không tạo vết thương cho bệnh xâm nhập.
- Thực tế cho thấy – thu nhập của nông dân trồng dừa không cao, nhất là ở Bình Định. Nhưng cũng do có các hình thức đa canh và đa dạng hóa ngành nghề trong nông hộ nên thu nhập của nông dân trồng dừa được cải thiện đáng kể. Do vậy, trong chiến lược phát triển vườn dừa thời gian tới, bên cạnh việc đầu tư thâm canh cho vườn dừa, cần quan tâm tới các hình thức đa canh trong vườn dừa kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm để hướng tới cải thiện thu nhập và phát triển bền vững.
- Phát triển vườn dừa theo phương thức đa canh (nuôi trồng xen trong vườn dừa) đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng dừa, nhất là đối với các vườn dừa sử dụng các giống dừa có năng suất cao và có giá trị như dừa Dứa, dừa Xiêm và dừa Sáp. Do vậy, trong chiến lược phát triển vườn dừa, tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, nên tổng kết và nhân rộng các mô hình đa canh hiệu quả, tạo nên sản phẩm hàng hóa đặc thù như mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa ở Bến Tre, mô hình trồng xen cây có múi trong vườn dừa ở Trà Vinh và mô hình đa dạng hóa ngành nghề trong nông hộ trồng dừa ở Bình Định. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới việc cải thiện cơ cấu giống dừa hợp lý, nhất là các giống dừa có năng suất và giá trị cao.
3.3. Giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
- Đa số chủ hộ trồng dừa có tuổi trung bình cao với số năm kinh nghiệm nhiều và trình độ học vấn thấp là những trở ngại lớn cho việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để người nông dân có thể thay đổi thói quen, tập quán canh tác truyền thống và tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cần phải tăng cường các hoạt động khuyến nông thông qua việc đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
- Học hỏi kinh nghiệm từ bà con là phương thức đã và đang được thực hiện khá phổ biến trong cộng đồng người trồng dừa, và phương thức này khá phù hợp với điều kiện thực tế của người nông dân. Do vậy, thông qua các hoạt động khuyến nông, cần tăng cường các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất để tạo cơ hội cho nhiều người có thể tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật và áp dụng có hiệu quả hơn trong sản xuất.
- Thực tế hoạt động khuyến nông cho thấy - đội ngũ cán bộ khuyến nông mỏng, phải triển khai thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn rộng, trong khi các tổ chức chính trị xã hội đã và đang có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là hội nông dân và hội phụ nữ. Do vậy, để triển khai các hoạt động khuyến nông có hiệu quả hơn, cần quan tâm tới việc đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ khuyến nông theo hình thức TOT (Training of Trainer). Thông qua đó phát triển mạng lưới cán bộ khuyến nông cơ sở rộng khắp để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trồng dừa; bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông cần có sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tới các tổ nhóm nông dân như các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã…. Thông qua các hoạt động này sẽ từng bước nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của nông dân để hướng tới thay đổi thói quen canh tác truyền thống, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật sản xuất dừa trong từng hộ và cả cộng đồng.
3.4. Giải pháp hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp
- Dừa là cây lâu năm, tùy vùng và điều kiện canh tác mà đầu tư trồng mới cần tới 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch. Các hộ trồng mới chủ yếu thông qua các phương thức cải tạo vườn tạp hoặc mở rộng diện tích. Do đầu tư trong thời gian dài không cho thu hoạch nên chi phí đầu tư trồng mới khá lớn và để giảm bớt khó khăn cho những hộ có nhu cầu đầu tư trồng mới nên tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi trồng xen trong vườn dừa thời kỳ kiến thiết cơ bản để lấy ngắn nuôi dài, tạo việc làm và thu nhập. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư thâm canh phát triển vườn dừa như hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn giống gốc, hệ thống cung ứng giống, hỗ trợ khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chính sách tín dụng phù hợp, bao gồm mức vay, thời gian vay hợp lý với mức lãi suất thấp, đặc biệt là thủ tục vay đơn giản hơn để người trồng dừa có thể tiếp cận. Các địa phương trồng dừa nên có những dự án quy hoạch cải tạo vườn tạp và trồng mới, thông qua các dự án này thúc đẩy các hoạt động chuyển giao giống và kỹ thuật phát triển vườn dừa.
- Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất dừa nói riêng, người nông dân luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trở ngại và để góp phần giảm bớt những khó khăn trong quá trình sản xuất của người nông dân, rất cần có những chủ trương, chính sách sát với tình hình cụ thể của địa phương, sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền, đoàn thể các cấp để họ có thể ổn định sản xuất và cuộc sống.
4. Định hướng nghiên cứu phát triển vườn dừa thời gian tới
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở rất quan trọng cho việc định hướng nghiên cứu ngành hàng dừa ở các địa phương thời gian tới theo hướng phù hợp với vùng sinh thái và nhu cầu thị trường, nhất là những nghiên cứu về giống thích nghi, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng xen trong vườn dừa thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
5. Kiến nghị
Thử nghiệm một số mô hình dừa xen cây cảnh, cây dược liệu ở các vùng xâm nhập mặn. Xây dựng hệ thống cung ứng giống dừa đảm bảo chất lượng. Bổ sung các giống dừa chất lượng cao như dừa Dứa, dừa Sáp nuôi cấy phôi vào sản xuất để tăng thu nhập và lợi nhuận cho nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thị Lan, Diệp Thị Mỹ Hạnh, Vũ Thị Thanh Loan, Vũ Mạnh Dinh, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Trai, Nguyễn Thị Lệ Thủy, và Nguyễn Thị Bích Hồng 2005: Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng xen trong vườn dừa. Công trình khoa học nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp: 142-151.
2. Ngô Thị Lam Giang, Võ Văn Long, Nguyễn Thị Bích Hồng, Phạm Thị Lan 2005: Giống dừa và hướng giải quyết giống cho sản xuất. Tuyển tập công trình khoa học nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2005: 73 -80.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre 2006: Báo cáo kết quả thực hiện Dự án phát triển cacao bền vững năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
4. UBND tỉnh Bến Tre 2012: Tài liệu Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, Festival dừa Bến Tre lần III.
5. Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Phạm Phú Thịnh, Lưu Quốc thắng, Ngô Thị Kiều Dương và CS 2012: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa. Báo cáo nghiệm thu tại HĐKH Bộ Công Thương.

Bài đăng trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng",
do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh in và phát hành tháng 8 năm 2014.

Các tin khác:
Cây dừa Việt Nam - So sánh với cây dừa Đông Nam Á
Các sản phẩm dừa tại Việt Nam
Phát triển sản xuất dừa tại một số quốc gia Châu Á - Kinh nghiệm cho Việt Nam
Cây dừa Việt Nam qua khói lửa chiến tranh
Dấu ấn dừa trong đời sống của người dân Bến Tre
Dấu ấn cây dừa trong văn hóa vùng sông nước Tây Nam Bộ
Nhạc cụ Dừa - Tài nguyên văn hóa của Việt Nam
Dừa trong văn học dân gian Bến Tre
Cây dừa trong văn chương Việt Nam
Cây dừa trong đời sống văn hóa của cư dân huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.559.116
Online: 29
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun