Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Phát triển sản xuất dừa tại một số quốc gia Châu Á - Kinh nghiệm cho Việt Nam
29-10-2014

Phạm Bích Ngọc - Chuyên viên phòng QLKH-DA - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Phát triển sản xuất dừa tại một số quốc gia Châu Á - Kinh nghiệm cho Việt Nam

Các quốc gia Châu Á đã thành công với việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp dừa và thu được những kết quả tốt đẹp. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn phân tích các bài học của các quốc gia Châu Á để làm bài học hữu dụng đối với các nước có ngành công nghiệp dừa như Việt Nam. Nhìn nhận, thực trạng và tiềm năng để đầu tư phát triển ngành công nghiệp dừa Việt Nam là điều cần thiết, giúp so sánh với ngành công nghiệp dừa trên thế giới để ngành dừa Việt Nam được phát triển bền vững, hiệu quả hơn.
Từ khóa: phát triển, đa dạng sản phẩm, thị trường nội địa, xuất khẩu
1. Thực trạng một số ngành dừa ở một số quốc gia Châu Á
1.1.Trường hợp Phillippine:
Philippine, Indonesia, Ấn Độ là những nhà xuất khẩu dừa hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm hơn 75% tổng sản lượng dừa trên thế giới (Smith & Nyugen, 2009). Người ta ước tính rằng, chỉ riêng Philippines sản xuất khoảng 13 tỷ trái dừa cho việc tinh chế dầu (Dhanuraj, 2004). Trong năm 2011, sản xuất dầu dừa tại Philippine ước tính khoảng 1,7 triệu tấn (Index Mundi, 2011). Trong 5 năm qua, dừa ngày càng được sản xuất nhiều nhờ hiệu quả của thiết bị và đất canh tác. Việc tăng trưởng kinh tế từ dừa là một minh chứng ổn định về ngành công nghiệp dừa tại Philippine.
Philippine dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu dừa, được thể hiện trong việc có nguồn thu tốt cho đất nước. Để có được vị thế trong việc xuất khẩu, chính phủ Philippine đã có những qui định giúp bảo hộ sản phẩm đứng vững ở thị trường trong nước và tạo đà phát triển xuất khẩu ra bên ngoài, Bước đầu có tầm ảnh hưởng trong nền kinh tế dừa của thế giới.
Bảng 1: Các xuất khẩu nông nghiệp và sản vật từ rừng của Phillipines,
1962 - 85 (đơn vị tiền US, triệu)1

Sản phẩm
1962-6
1967-71
1972-6
1977-81
1982-5
Các sản phẩm từ dừa
239
217
444
850
614
Nước cốt dừa
153
107
148
101
13
Dầu dừa
56
78
230
575
461
Sản phẩm khác b
30
32
66
174
140
Đường và các sản phẩm từ đường
150
175
470
451
320
Các sản phẩm từ rừng
184
267
317
426
316
Tổng số xuất khẩu
724
973
2120
4537
5012
Tổng số nguồn thu từ dừa
33.0
22.2
20.8
18.7
12.2

 
Các sản phẩm của dừa ở Philippines vượt “nhu cầu” trong nước từ năm 1642, khi chính quyền Tây Ban Nha yêu cầu mỗi 'cá nhân' trồng 100-200 cây dừa để cung cấp trái dừa cho các thuyền buôn của thực dân Tây Ban Nha2. Xuất khẩu quy mô lớn của cơm dừa (cơm dừa sấy khô để chiết xuất dầu) bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX, một phần là để đáp ứng nhu cầu từ các nhà sản xuất bơ thực vật  và xà phòng của châu Âu và Bắc Mỹ.
Năm 1973, tất cả hoạt động liên quan dừa được chính phủ đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan gọi là Philippine Coconut Authority (PCA). PCA được giao nhiệm vụ thu 0,55 peso trên 100 kg cơm dừa và ổn định giá cả trong nước. Năm 1974, Quỹ Phát triển Công nghiệp dừa được thành lập để phát triển cây dừa lai của Philippine. Năm 1975, PCA mua lại ngân hàng và đổi tên thành “Ngân hàng dừa”, để giúp nông dân kinh doanh trồng dừa. [Công nghiệp dừa Philippines, 1991]. Vào đầu những năm 1980, khi giá dừa bắt đầu giảm, chính phủ đã thay đổi cấu trúc của ngành công nghiệp dừa, trong đó chính phủ từ bỏ độc quyền về sản xuất dừa. Năm 1985, chính phủ thỏa thuận với IMF để giải cứu nền kinh tế Philippine. Năm 1989, cây dừa Phlippine đã chiếm khoảng 25% diện tích đất canh tác và được ước tính ít nhất khoảng 25% đến 33% dân số phụ thuộc vào dừa cho sinh kế của họ [Công nghiệp dừa Philippine, 1991]. Dựa trên điều tra dân số năm 2002 của Bộ Nông nghiệp Philippine, ngành công nghiệp sản xuất dừa là 30% tổng số nông trại ở nước này. Đất trồng dừa là khoảng 3,32 triệu ha, lớn hơn diện tích đất được sử dụng để sản xuất lúa (Dy, 2006). Có 65 nhà máy dầu dừa có khả năng sản xuất 4.540.000 tấn dừa một năm (Dy, 2006).
Philippine hiện nay trở thành nước xuất khẩu dầu dừa hàng đầu thế giới, và đến 1989, trở thành là nước xuất khẩu lớn thứ hai sau Indonesia. Philippine đang sản xuất các sản phẩm từ dừa phục vụ cho các nước Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Ý, và Trung Quốc chiếm thị phần lên đến 33,39% từ tháng 11/2010.3
Ngành nông nghiệp Philippine sử dụng gần 40% tổng số lực lượng lao động để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như gạo, dừa... (Bách khoa toàn thư của các quốc gia Philippines). Hiện nay, 25-33% dân số phụ thuộc của ngành công nghiệp dừa như sinh kế của họ, cho dù đó là thông qua các trang trại dừa hoặc sơ chế và tinh chế (Dolan, 1991). Chính phủ và Hiệp Hội dừa của Philippines (UCAP) nhấn mạnh ngành công nghiệp dừa là ngành tạo công ăn việc làm quan trọng của Philippines. Chính phủ dự kiến việc làm trong ngành công nghiệp dừa sẽ gia tăng đáng kể vào cuối năm 2016.
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 12 ~ 15% cho GDP của Philippine (Index Mundi, 2011). Lĩnh vực này đã đóng góp khoảng 4 tỷ USD trong năm 2010. Dầu dừa và cá ngừ đã chiếm 39,67% tổng số GDP đóng góp của ngành nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp, 2002). GDP năm 2010 đã tăng khoảng 30,67% so với GDP của năm trước (Bộ Nông nghiệp, 2011).
Mặc dù GDP có giảm trong năm 2011, nhưng theo tính toán đóng góp GDP của ngành nông nghiệp thì không giảm. Trong năm 2010, GDP của Philippine từ nông nghiệp là khoảng 13,9%. (Viện Espanyol De Comercio Exterior), năm 2011, GDP ngành nông nghiệp vẫn duy trì và đóng góp khoảng 12,3%, một con số rất đáng kể (Index Mundi, 2011). Năm 2011, xuất khẩu dầu dừa bắt đầu  tăng 2,7% (Reuters, 2011), và xuất khẩu dầu dừa sẽ tăng vào năm 2012 theo dự báo của Bộ Nông nghiệp của Philippine. Bộ Công nghiệp Philippine cũng ước đoán vào năm 2016, xuất khẩu của dầu dừa sẽ tăng 400% (ngành công nghiệp dừa sẵn sàng như lĩnh vực có việc làm quan trọng thứ 2, 2011).
Cây dừa Philippines đã thể hiện tầm quan trọng để nền kinh tế phát triển bền vững, có nguồn thu ổn định và tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người nông dân Philippines. Theo nghiên cứu được thực hiện của TS. Roland Dy, ngành công nghiệp dầu dừa là quan trọng đối với nền kinh tế của Philippines:
- Thứ nhất, các trang trại dừa có mặt ở 68/79 tỉnh của Philippines;
- Thứ hai, 30% tổng số đất nông nghiệp Philippines là của các nông trại dừa;
- Thứ ba, dừa đóng góp một nửa số nông sản xuất khẩu;
- Thứ tư, đất đai canh tác dừa có tiềm năng lớn nhất trong việc đa dạng hóa cây trồng xen canh cùng không gian trồng dừa;
- Thứ năm, nó là nguồn tài nguyên chưa được khai thác tối đa cho phát triển công nghiệp (Dy, 2006). Dầu dừa không chỉ được xuất khẩu mà nó còn được sản xuất thành dầu ăn bán cho thị trường trong nước (Isip, 2012). Một thị trường tiềm năng sử dụng dầu dừa, đó chính là các nhà máy sản xuất bánh qui và các sản phẩm bánh khác cần khai thác.
Từ thực tế của ngành công nghiệp dừa của Philippines, nếu không tạo được một môi trường phát triển của quốc gia và toàn cầu tốt nhất trong công nghệ và tiếp cận các xu hướng kinh tế quốc tế về phát triển cây dừa thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ở Philippine năm 1997, sản xuất dừa tương đương 3,83% tổng sản lượng các loại cây trồng nông nghiệp (Aragon, 2000). Sản xuất dừa trong 1990-1997 với tỷ lệ tăng trưởng chậm do diện tích trồng dừa tăng rất chậm (0,9% năm) (Aragon, 2000). Năng suất sản xuất dừa khu vực nông nghiệp khá thấp do năng lực của ngành công nghiệp dừa chưa đáp ứng được dù các nhà máy đã nỗ lực tối đa. Theo một nghiên cứu được thực hiện do ngành công nghiệp dừa Philippine, thì có khoảng 65 nhà máy sản xuất có công suất sản xuất đạt 4,54 triệu tấn một năm (Dy, 2006). Theo một nghiên cứu khác thì số lượng các nhà máy ở Philippines đã tăng từ 28 nhà máy năm 1968 đến 62 nhà máy năm 1979 (Công nghiệp dừa Phillipine dừa 1991). Một số nhà máy sản xuất dầu dừa vẫn sử dụng máy móc "công nghệ cũ" hoặc kỹ  thuật cũ để sản xuất sản phẩm từ dừa. Chính quyền Philippine đã thực hiện nhiều nghiên cứu và thí nghiệm để cải thiện ngành công nghiệp dừa. Điều này chỉ có một vài doanh nghiệp thực hiện được công suất sản xuất thực tế.
Tiến bộ công nghệ của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp trong sản xuất các sản phẩm của họ. Các chủ doanh nghiệp thường chủ động thực hiện phát triển công nghệ mới để cải thiện năng suất sản xuất. Ở Zamboanga, Trung tâm Nghiên cứu Dừa Zamboanga đã sản xuất khoảng 20 giống lai, để đối phó với tình trạng khô hạn (Gumapon). Ngành công nghiệp sản xuất sữa dừa đã đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động nhà máy, với công nghệ hiện đại đã nâng tổng công suất nghiền 750.000 tấn cơm dừa và sản xuất được 280.500 tấn dầu dừa các loại (CIIF - Mills Group). Nhờ có kỹ thuật hiện đại mà ngành công nghiệp chế biến dừa đã cải thiện năng suất sản xuất của các doanh nghiệp, thu tối đa dầu dừa được chế biến.
Tiếp cận các xu hướng phát triển kinh tế mang lại các định hướng tốt trong sản xuất cũng như đa dạng hoá các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản xuất các sản phẩm từ dừa là một quá trình liên tục quanh năm, miễn là có một nguồn cung cấp dừa ổn định để sản xuất tinh chế sữa dừa phục vụ sản xuất các sản phẩm từ dừa. Sản phẩm sữa dừa được bán cho các công ty ở Philippines và xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới; Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, và hầu hết các nước ASEAN (Bách khoa toàn thư của các quốc gia Philippines).
Sản xuất, xuất khẩu hàng đầu về dầu dừa của Philippine đang phát triển nhanh chóng trong những năm qua. Trong hai năm 2010 - 2011, 1,69 tỷ tấn dầu dừa đang được sản xuất được tung ra thị trường (Index Mundi, 2011). Tuy nhiên gần đây, giá thị trường thế giới đối với dầu dừa thường xuyên biến động, làm cho xuất khẩu dầu dừa chậm lại. Năm 2011, ngành công nghiệp dầu dừa xuất khẩu khoảng 0,8 triệu so với 1,34 triệu tấn của năm 2010 (Olchondra, 2012). Tháng 1/2012, xuất khẩu dầu dừa là khoảng 54.000 tấn chỉ bằng ½ năm 2011 (Galvez, 2012). Dầu dừa có lợi cho lợi ích sức khỏe và nó được biết đến là một trong những loại dầu đắt tiền hơn. Dầu ăn chế biến từ dừa có xu hướng tăng mạnh, được sử dụng rộng rãi, nhưng có một mức giá cao hơn so với giá dầu ăn dầu đậu tương, dầu cọ, dầu hạt cải. Sự giảm giá của dầu dừa là do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á mà thôi. Dầu dừa đắt hơn các loại dầu khác nên chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Khi nói về môi trường toàn cầu của ngành công nghiệp dầu dừa, chúng ta cần phải lưu ý về sự ảnh hưởng của nghiên cứu y học được nghiên cứu ra vì lợi ích sức khỏe mà dầu dừa mang lại gần đây (Singh, Seepersad và Rankine 2007). Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung vào giá trị của việc sử dụng một số các dẫn xuất sản phẩm từ dừa và dầu cọ so với đậu tương truyền thống và các loại dầu ăn khác. Dầu dừa đã được chứng minh có nhiều acid béo chuỗi trung bình (ABctb). MCFAs cơ thể dễ hấp thụ, và MCFAs không tích trữ chất béo và chuyển đổi cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể, gia tăng sự trao đổi chất của cơ thể. Nghiên cứu này cũng cho thấy dầu dừa ngăn ngừa sựhình thành của este cholesterol ở gan. Thêm vào đó dầu dừa cung cấp axit lauric làm giảm acid béo chống lại chất monolaurin, tăng cường hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu cho thầy dầu dừa được chứng minh không có chất béo chuyển đổi nguy hiểm, được tìm thấy trong dầu thực vật, bơ thực vật. Chất béo chuyển đổi có tác dụng làm cơ thể tăng sản xuất LDLs hoặc cholesterol "xấu", tác động đối với bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác".
Với công nghệ mới, sản xuất dầu dừa và các sản phẩm từ dừa mang đến chất lượng tốt hơn. Công nghệ mới có ít sản phẩm thải ra, và các nhà sản xuất tận thu nguồn nguồn sản phẩm thải ra phục vụ cho các mục đích khác như nhiên liệu sinh học, than hoạt tính, phân bón hữu cơ, chỉ dừa... Từ những số liệu của Philippine về dừa, cho thấy việc xác định dừa là cây mang lại sự sống và nguồn thu tốt, nó mang lại động lực cho ngành công nghiệp dừa sẽ phát triển ổn định và thành công trong tương lai của Philippine dù cho các chỉ số đóng góp GDP giảm xuống nhưng cây dừa ở Philippine vẫn cho thấy phong độ ổn định.
Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Philippine, với diện tích trồng dừa lớn thứ 2 trên thế giới, hàng năm Philippine cung cấp một khối lượng dừa lớn ra thị trường thế giới. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp hội Dừa Châu Á -Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa, trong đó Philippine đóng góp hơn 40 loại sản phẩm từ dầu dừa, từ các sản phẩm cao cấp phục vụ công nghiệp như alcohol béo cho đến hàng thủ công mỹ nghệ... Năm 2008, lượng xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của Philippine đạt gần 1 triệu tấn trong đó lượng dầu dừa xuất khẩu chiếm 641.758 tấn, bột cùi dừa khô đạt 366.010 tấn, dừa sấy khô 96.385 tấn, hóa chất từ dừa (oleochemical)   đạt 68.852 tấn. Năm 2009, nước này đã bán được 808.007 tấn dầu dừa, giảm 4,6% so với mức 847.626 tấn trong năm 2008 và thấp hơn mức dự báo là 835.000 tấn do nhu cầu thấp tại các nước công nghiệp.
Theo dữ liệu của Liên hiệp các Hiệp hội Dừa, lượng xuất khẩu dầu dừa của Philippine trong tháng1 năm 2010 đã tăng lên tới 130.000 tấn so với 24.579 tấn vào cùng tháng năm trước. Philippines xuất khẩu 80% sản lượng dầu dừa nhưng nước này chỉ chiếm 5% thị trường dầu và mỡ toàn cầu, chủ yếu do sự cạnh tranh của dầu cọ. Châu Âu và Mỹ có nhu cầu lớn về dầu cọ của Philippine và 2 khu vực này đã mua khoảng 80% khối lượng dầu dừa xuất khẩu của Philippine. Dầu dừa là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Philippine và là hàng nông sản hàng đầu, chiếm 80% lượng xuất khẩu sản phẩm từ cơm dừa, các sản phẩm dừa khác, dừa khô, than gáo dừa và hóa chất từ dừa.4
1.2. Trường hợp Ấn Độ:
Sức mạnh của ngành công nghiệp dừa Ấn Độ được thể hiện qua sản lượng 13 tỷ quả mỗi năm. Diện tích dừa Ấn Độ phân rộng khắp 18 bang và các vùng nông nghiệp khác trong điều kiện khí hậu khác nhau và với hơn 3000 năm truyền thống trồng dừa. Đặc biệt, từ rất sớm, Ấn Độ được biết đến là nước xuất khẩu dừa cho thế giới với giống dừa cao cấp, nổi tiếng với mùi thơm và hương vị của nó. Được các cơ quan lớn quản lý như: Cơ quan chính phủ như Kerafed, Tổng công ty Thương mại Nhà nước, Liên đoàn Marketing bang Keragla và Karnataka Liên đoàn Marketing Nhà nước quản lý từ khâu sản xuất đến tiếp thị các sản phẩm của dừa của hàng trăm công ty tư nhân có uy tín trong sản xuất, bán hàng. Sự thành công của công nghiệp dừa Ấn Độ còn là bí quyết kỹ thuật và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để sản xuất các sản phẩm từ dừa. Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất dừa còn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu có uy tín như CSIR, ICAR và DRDO cung cấp giống dừa tốt, cho quả có năng suất cao.5
Các sản phẩm từ dừa Ấn Độ được sản xuất có thị trường trong nước và xuất khẩu tốt. Sản phẩm mới như giấm và nước giải khát đóng hộp mềm được sản xuất từ nước dừa đang dần chiếm thị phần lớn trong nước, đó là nhờ sự tập trung sản xuất và tiếp thị sản phẩm một cách khá thành công. Các bí quyết bảo quản và đóng gói nước dừa đã được chuyển giao cho các công ty lớn trong cả nước.
Những sản phẩm chủ yếu chiếm được thị trường tốt tại Ấn Độ:
 

 
Nước dừa đóng chai và hộp mềm
 Nhiều đặc tính chữa bệnh:
 Tốt cho trẻ sơ sinh bị rối loạn đường ruột.
 Bù đắp khoáng chất cho cơ thể, thanh lọc cơ thế
 Ngăn ngừa mụn
 Tốt cho người có các bệnh liên quan đến đường ruột
 Tốt cho người già bị tiểu đường, suy dinh dưỡng
và lợi tiểu
 Hiệu quả trong điều trị bệnh thận và sỏi bàng quang Có thể được tiêm tĩnh mạch trong trường hợp khẩn cấp, thay thế huyết tương vì nó vô trùng, không sản xuất nhiệt, không phá hủy các tế bào máu đỏ và sẵn sàng chấp nhận cơ thể. 
 Thành phần hóa học chính của nước dừa là đường và khoáng chất và tốt cho trẻ vị thành niên là những chất béo và đạm.
 
Cơm dừa xay được sử dụng để trích xuất dầu hoặc được xem như là một loại hoa quả có thể ăn được. Nó được làm khô theo phương pháp tự nhiên (phơi nắng), sấy bằng máy sấy công nghiệp. Sử dụng máy sấy hiện đại, cơm dừa có chất lượng cao thì sản xuất dầu dừa được tốt nhất. Ngoài sản xuất dừa xay thì còn nhiều sản phẩm khác liên quan được sản xuất đưa ra thị trường với nhiều màu sắc đa đạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
 
Dầu dừa được sử dụng trong nước như một chất béo nấu ăn, dầu tóc, dầu cơ thể và dầu công nghiệp. Dầu dừa được làm từ cơm dừa sấy khô hoàn toàn có độ ẩm tối đa là 6% (sáu phần trăm). Hơi nấu cơm dừa cũng được thực hiện bởi một số máy xay xát để nâng cao chất lượng và hương thơm của dầu. Dầu dừa được bán trên thị trường với số lượng lớn cũng như trong các gói từ gói có chứa 5 ml, đển 15kg/hộp. Dầu dừa mang nhãn hiệu trong gói nhỏ thị trường chủ yếu là dầu tóc và dầu cơ thể. Có một số thương hiệu nổi tiếng cho dầu cấp cao của họ có thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới. Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh nhất về chất lượng trong lĩnh vực này. Dầu dừa tinh chế cũng được sản xuất trong nước cho công nghiệp, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất bánh quy, sôcôla và các mặt hàng khác bánh kẹo, kem, các sản phẩm dược phẩm .... Nói chung, dầu dừa chọn lọc được sử dụng để nấu ăn và các mục đích vệ sinh.
Ban Phát triển dừa và Viện Nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương (CFTRI), sẽ được chuyển giao đến các doanh nghiệp có một nền tài chính tốt và kinh nghiệm trong sản xuất và tiếp thị, các doanh nghiệp quan tâm có thể áp dụng. Các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ phải trả một khoản phí chuyển giao công nghệ của Rs.50,000. Hội đồng quản trị có quyền từ chối tất cả hoặc bất kỳ ứng dụng nào nhận được.
 
Dừa nạo sấy (DC), kem dừa, nước cốt dừa, dầu dừa và phun khô dừa sữa bột là sản phẩm từ dừa được sản xuất trong nước. Dừa nạo sấy được sử dụng như một nguyên liệu thay thế trong chế biến thức ăn. Cơm dừa sấy khô được bán trên thị trường với số lượng lớn cũng như trong gói nhỏ. Dừa nạo sấy khử chất béo cũng có sẵn trong các loại nước uống. Chế biến kem sữa dừa được sử dụng trong chế phẩm thực phẩm khác nhau thay thế cho sữa truyền thống.
Sấy phun là phương pháp tốt nhất để bảo quản sữa dừa. Sản phẩm có lợi như không gian lưu trữ ít hơn, có thể đóng gói số lượng lớn với chi phí thấp và thời hạn sử dụng dài.
 
Neera - nước hoa dừa không cồn và bổ dưỡng từ cụm hoa non của cây dừa. Loại sản phẩm có tiềm năng tạo nên giá trị của nước hoa dừa, tạo việc làm và thu nhập tốt hơn cho nông dân trồng dừa. Nước từ hoa dừa được thu hoạch có tên gọi là "Neera" ở dạng nước hoa dừa tươi (ngọt, có màu trắng đục). Nước hoa dừa có chứa đường, bổ dưỡng cho sức khỏe nhờ các loại đường, khoáng chất và vitamin, nó cung cấp cho cơ thể nhờ được lọc, tiệt trùng. Neera có thể được bảo quản trong hộp tối đa 2 tháng ở nhiệt độ thích hợp.
Neera là một thức uống phổ biến cho sức khỏe. Giúp cho hệ thống tiêu hóa tốt và ngăn ngừa vàng da. Giàu chất dinh dưỡng, có chỉ số Glycemic thấp (GI .35) và tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì hàm lượng đường thấp được hấp thu vào máu. Cung cấp các khoáng chất, 17 axit amin, vitamin C, vitamin B phổ rộng, và có độ pH gần trung tính. Sản phẩm đa dạng có giá trị như xi-rô hoa dừa, đường cục được sản xuất từ Neera.
 
Đây là một sản phẩm tương tự như đường thốt nốt dừa cọ giàu hàm lượng khoáng chất, giàu kali, Natri và ít chất béo và cholesterol. Nó được sản xuất từ Neera cô đặc thành xi-rô. Sản phẩm được sử dụng để chế biến thức ăn tốt cho sức khoẻ, hoặc sử dụng trong nhiều món khai vị, món tráng miệng hoặc nước giải khát, cho một bữa ăn ngon và tốt cho sức khoẻ.  
 
Được cô đặc thành những viên đường, được sử
dụng cho việc chế biến các món ăn và có giá trị hơn đường thốt nốt.
Bổ sung chất đường cho cơ thể, ít chất béo và
cholesterol. Sản phẩm này có lợi cho sức khoẻ
 
Đường cát từ dừa. Tương tự như đường viên, nước dừa được tinh chế thành hạt mịn, được chấp nhận trên thị trường toàn cầu. Đường cát từ dừa có tiềm năng rất lớn vì tốt cho sức khỏe, chỉ số đường thấp và có thành phần dinh dưỡng cao. Nó có thể thay thế cho đường cát sản xuất từ mía vì có fructose cao. Ngành công nghiệp đường cát từ dừa thay thế này có thể thu hơn 1.300.000.000 $ và triển vọng thị trường là rất lớn. Điều này được Indonesia chứng minh trong việc xuất khẩu khoảng 50.000 tấn đường dừa mỗi tháng. Sản phẩm này có thị trường nội địa tốt ở Indonesia

 
Bảng 2. Diện tích, sản lượng dừa và năng suất dừa Ấn Độ 6

Năm
Diện tích
('000 ha)
Sản lượng
('000 MT)
Năng suất
(Kilogram/ha)
2009 - 2010
1895.20
10824.30
5711
2010 - 2011
1895.20
10840.00
5718
2011 - 2012
2070.70
14940.00
7215

 
Dừa ở Ấn Độ7, với tổng sản lượng 54 tỷ quả mỗi năm của 86 quốc gia trên thế giới, thì Ấn Độ dẫn đầu với sản lượng hàng năm 13 tỷ hạt, vượt qua Indonesia và Philippine, hai nước trồng dừa nổi tiếng khác ở Đông Nam Á. Dừa được xem là cây trồng đa năng, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, làm thức uống, dầu tinh chế có thể ăn được và các loại dầu khác, sơ dừa có giá trị thương mại, nhiên liệu công nghiệp, đồ uống có cồn, gỗ lát sàn và nhiều loại sản phẩm khác cung cấp cho nhu cầu trong nước. Việc trồng dừa cần tuân thủ phát luật trong việc quản lý đất đai, nhà ở khi trồng dừa trong vườn nhà hay các vườn cây hỗn hợp và cần được sự tư vấn của các nhà khoa học để đảm bảo việc thích ứng của cây dừa đối với từng vùng khí hậu nhất định và tránh chăm sóc cầu thả đối với cây dừa làm giảm năng suất và chất lượng.
Dừa có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nông thôn nhiều bang của Ấn Độ nơi dừa được trồng công nghiệp và nuôi sống hơn 10 triệu người. Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ có nguồn gốc từ dừa khoảng 3 tỷ USD, chủ yếu thông qua thương mại xuất khẩu xơ dừa. Chế biến và các hoạt động có liên quan tập trung vào các cây trồng tạo ra cơ hội việc làm cho hơn hai triệu người ở Ấn Độ.
Kerala, Tamil Nadu, Karnataka và Andhra Pradesh là bốn bang miền nam của Ấn Độ chiếm tới 90% tổng sản lượng trong nước. Với năng suất hiện tại đưa Ấn Độ lên vị trí số 1 trong các nước trồng dừa lớn nhất thế giới. Năng suất bình quân là 6.898 quả/ha. Trong số bang có diện tích dừa lớn nhất, Tamil Nadu có năng suất cao nhất (11.620 hạt/ha), Andhra Pradesh có một năng suất của 8296 hạt/ha, tiếp theo là Kerala (5.793 hạt/ha) và Karnataka (5.204 hạt/ha).8
Dừa Ấn Độ chủ yếu là giống dừa cao, dừa thấp hoặc giống dừa lai cao sản. Giống dừa cao được trồng rộng rãi trên khắp Ấn Độ, trong khi dừa thấp cho trái và dầu nhiều hơn. Giống dừa cao thường được trồng dọc theo bờ biển phía tây được gọi là West Coast Tall, và giống trồng dọc theo bờ biển phía đông được gọi là East Coast Tall. Dừa có thể chia sẻ không gian với các loại cây trồng khác, trồng xen canh ngắn hạn và xem đó là hệ thống canh tác đa tầng. Các loại cây có thể trồng xen canh là cây dứa, chuối, lạc, ớt, khoai mì, khoai tây và cây có củ khác hoặc ca cao, hồ tiêu, điều, cây ăn quả có thể được trồng như cây hỗn hợp.
Tổng sản lượng dừa, khoảng 5% được tiêu thụ cho các mục đích uống. Phần còn lại được sử dụng cho hộ gia đình và các mục đích tôn giáo và để sản xuất cơm dừa ăn được, xay xát dừa và dừa nạo sấy. Sản xuất dầu dừa trong nước gần 4,5 ngàn tấn. Trong đó, 40% được tiêu thụ cho các mục đích ăn được, 46% dùng cho vệ sinh và 14% cho công nghiệp.
Hội đồng Phát triển dừa nhấn mạnh rằng cần đầu từ phát triển công nghệ phục vụ cho sự phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng mới mang lại kết quả và đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng sản phẩm phụ đạt kết quả tốt. Các chương trình nghiên cứu khác nhau, được tài trợ bởi Hội đồng Quản lý, thông qua các tổ chức nghiên cứu hiện có ở trong nước, đã dẫn đến sự phát triển của các công nghệ mới để sản xuất kem dừa, phun khô bột sữa dừa, nước dừa, bảo quản và đóng gói và nước dừa giấm dừa. Đơn vị sản xuất thương mại đã bắt đầu ở các bộ phận khác nhau của đất nước với các công nghệ phát triển cho đến nay.
Các nghiên cứu về dừa ở Ấn Độ được thực hiện bởi các tổ chức thuộc Hội đồng nghiên cứu Nông nghiệp và các trường Đại học Nông nghiệp nằm trong các tiểu bang trồng dừa khác nhau của Ấn Độ. Nghiên cứu về chế biến sau thu hoạch dừa cũng được thực hiện bởi các tổ chức thuộc CSIR. Hội đồng quản lý các chương trình tài trợ nghiên cứu về xử lý sau thu hoạch dừa thông qua các viện nghiên cứu như vậy.
Chương trình phát triển dừa ở Ấn Độ chủ yếu được thực hiện bởi Hội đồng Phát triển dừa, được thành lập vào năm 1981. Chương trình của hội đồng quản trị hoặc là thực hiện trực tiếp hoặc thông qua Bộ Nông nghiệp/Trồng trọt của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chính quyền tiểu bang cũng thực hiện các chương trình của mình cho phù hợp với nhu cầu địa phương. Các chức năng hội đồng quản trị dưới sự kiểm soát hành chính của Bộ Nông nghiệp, Chính phủ Ấn Độ với Chủ tịch là Giám đốc điều hành. Ban Phát triển dừa có trụ sở ở Kochi, bang Kerala để thực hiện và giám sát các dự án phát triển khác nhau, Hội đồng quản trị đã thành lập văn phòng lĩnh vực ở các bộ phận khác nhau của đất nước.9
Để kết luận, dừa là một loại cây trồng với các tính năng độc đáo của Ấn Độ. Do tính sử dụng linh hoạt của nó, nhu cầu dừa và các sản phẩm của dừa đã tăng lên đáng kể. Cây trồng này đang phát triển lan rộng nhanh chóng ngay cả những vùng bên trong và phía bắc và phần đông bắc của đất nước. Sau khi đã đạt được vị trí hàng đầu trên thế giới, lực đẩy của Ấn Độ hiện nay có trách nhiệm khai thác tiềm năng giàu có của cây trồng ở tất cả các khía cạnh. Dừa hơn nữa là một cây trồng sinh thái thân thiện cho phép cùng tồn tại với các loại cây trồng khác. Nó làm phong phú thêm đất đai trồng trọt với cây trồng khác, thích hợp trồng các loại cây khác ở trong cùng một không gian. Tính đa dạng và sử dụng phong phú các sản phẩm từ dừa, tương lai của cây trồng này là rất tốt mà không phụ thuộc vào vị trí mà nó được phát triển trên thế giới.
1.3.Trường hợp Indonesia
Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Đến nay, Indonesia là một trong những quốc gia Đông Nam Á trồng dừa lớn, với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003.
Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch ở một số nước chủ yếu trên thế giới:
Bảng 3: Các quốc gia xuất khẩu dừa chủ yếu trên thế giới10

Quốc gia
1970
1980
1990
2000
2003
FS Micronesia
30
28
17
17
17
Fiji
56
54
60
 
 
Ấn độ
1.033
1.100
1.472
1.768
1.843
Indonesia
1.810
2.680
3.394
3.696
3883
Malaysia
310
355
323
164
132
Philippine
1.884
3.126
3.112
3.119
3.124
Samoa
28
42
47
96
96
Solomon
Islands
32
62
59
59
59
Tháiland
320
415
393
325
238
Vanuatu
69
96
96
96
 
Vietnam
350
172
136
 
 

 
Indonesia là nước xuất khẩu cám dừa lớn thứ 2 trên thế giới sau Philippines được dự báo sản lượng và xuất khẩu sẽ tăng trong năm 2010, ước lượng cả năm sản xuất đạt khoảng 557.000 tấn tăng 3,1% so với sản lượng năm 2009. Sản lượng quý 1/2010 đạt khoảng 136.400 tấn. Cám dừa ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 73.900 tấn, xuất khẩu cám dừa của Philippines và Indonesia chiếm khoảng 91,5% sản lượng cám dừa xuất khẩu trên thị trường thế giới. Khoảng 70% lượng cám dừa xuất khẩu của Indonesia được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Việt Nam đạt khoảng 134.000 tấn trong năm 2009 giảm 47,9% so với xuất khẩu năm 2008 do tiêu thụ nội địa tăng và nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam giảm trong năm 2009. Năm 2010, dự kiến xuất khẩu cám dừa trên thị trường thế giới đạt khoảng 782.000 tấn tăng 10,3% so với xuất khẩu năm 2009. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu khoảng 784000 tấn tăng khoảng 13,6% so với nhu cầu nhập khẩu năm 2009. Tiêu thụ cám dừa trên thế giới cũng có khuynh hướng tăng trong năm 2010 với số lượng khoảng 1,91 triệu tấn tăng khoảng 6% so với năm 2009. Giá cám dừa tại thị trường Indonesia dao động từ 95 – 130 USD/tấn.
2. Kinh nghiệm cho ngành sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam
Theo các phân tích trên có thể thấy sản phẩm từ cây dừa là một nhóm mặt hàng thương mại quan trọng, có thể đóng góp cho nền kinh tế nếu được quan tâm đúng mức. Hàng năm, các quốc gia trồng dừa trên thế giới tạo ra sản lượng trên 5 triệu tấn cơm dừa (USDA, 2011), mức sản lượng này tương đối ổn định, dao động từ 5,1 đến 5,9 triệu tấn/năm. Phần lớn cơm dừa được dùng để ép dầu, với tỷ trọng dành cho chế biến dầu lên đến hơn 95%. Vì vậy, lượng cơm dừa được thương mại hóa trên thị trường thế giới là rất thấp. Khối lượng nhập khẩu cơm dừa chỉ dao động từ 70 đến 130 ngàn tấn năm (Bảng 2-1). Số liệu này có chênh lệch nhất định so với thống kê của FAOSTAT (2011). Theo nguồn này, khối lượng nhập khẩu cơm dừa của 20 quốc gia nhập cơm dừa nhiều nhất thế giới là 165,44 ngàn tấn (năm 2008). Tương tự như vậy, USDA cho biết khối lượng cơm dừa xuất khẩu đao động từ 70 ngàn đến 150 ngàn tấn năm, trong khi theo FAOSTAT, số liệu 20 quốc gia xuất khẩu cơm dừa nhiều nhất năm 2008 là 135,38 ngàn tấn.
Từ tình hình trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
(1)   Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
- Thứ nhất, Nâng cao chất lượng dừa và đa dạng các sản phẩm chế biến từ dừa nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh. Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm từ dừa không chỉ giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu mà còn giảm việc nhập khẩu các sản phẩm từ dừa hay các sản phẩm thay thế. Chính vì vậy, người trồng dừa quy mô nhỏ, với vốn đầu tư ít vẫn có thể tăng giá trị sử dụng của dừa nếu biết cải tiến công nghệ và thâm nhập được nhiều thị trường hơn.
- Thứ hai, Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của mình vì nó có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất.
- Thứ ba, Tăng cường tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường. Do đặc trưng của ngành trồng dừa là trồng trên quy mô nhỏ, tính tổ chức chưa cao nên chất lượng dừa không đồng đều, tại các vườn dừa khác nhau, và là nguyên do để tư thương ép giá, vì thế việc tăng cường tìm hiểu thị trường, cập nhật thông tin, trao đổi buôn bán sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp trồng dừa có cơ hội tiếp cận nhiều với thị trường có hiệu quả hơn.
- Thứ tư, Điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận.
- Thứ năm, Đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Để sản phẩm dừa của Việt Nam xuất khẩu được nhiều ra trên thế giới, nên thành lập nhiều hiệp hội trồng dừa nhằm truyền bá thông tin rộng khắp, nâng cao danh tiếng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dừa Việt Nam trên thế giới. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực marketing của mình vì đó là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
(2) Về phía Nhà nước:
- Cần xây dựng lộ trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển các giống dừa cũng như nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ dừa một cách bền vững. Nhà nước cần hỗ trợ bình ổn giá và phát triển thị trường trong nước cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, cần xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định đế giúp các doanh nghiệp an tâm sản xuất.
- Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản    phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường.
- Đầu tư cho các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu dừa và tạo các giống dừa chất lượng cao, năng suất lớn. Cần phân loại các giống dừa chuyên cung cấp trái khô để chế tác bánh, dầu và dừa cung cấp nước uống. Bên cạnh đó cần nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu đuông dừa để bảo vệ dừa, giữ chất lượng của quả dừa.
- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ du lịch, ẩm thực gắn liền với vùng trồng dừa để gắn kết nông dân trồng dừa với hoạt động kinh tế và nâng cao đời sống. Có chiến dịch quảng bá các hữu dụng của sản phẩm dừa để kích cầu.
(3) Về phía người Nông dân:
- Chủ động tìm hiểu về giá trị và thị trường các sản phẩm dừa để chủ động kế hoạch trồng và bảo vệ vườn dừa. Cần nhận thức đầy đủ dừa, nước dừa là lương thực quan trọng trong tương lai. Đồng thời, cần nhận thức hiệu quả môi trường mà vườn dừa của họ mang lại, nhất là thời điểm hiện đại, hiện tượng biến đổi khí hậu đang trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần thông thái trong lựa chọn giống dừa và nâng cao kỹ năng chăm sóc vườn dừa để đảm bảo tính kinh tế của gia đình. Chủ động sáng tạo trong sử dụng các sản phẩm từ dừa (thân cây, quả dừa khô...) để tạo các sản phẩm thủ công mang tính nghệ thuật để phục vụ nhu cầu trang trí và sử dụng thường nhật, đa dạng hóa sản phẩm từ dừa.
Kết luận
Nam Á, Đông Nam Á và các đảo quốc ở Thái Bình Dương là quê hương của cây dừa, và là thị trường xuất khẩu dừa, các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Cây dừa và các sản phẩm từ dừa không nghi ngờ gì nữa, đã và đang trở thành hệ thống các sản phẩm thương mại mang giá trị kinh tế cao. Philippine, Indonesia, Ấn Độ là 3 quốc gia đi đầu trong qui hoạch trồng, thu hoạch chế tác các sản phẩm từ dừa, cũng như chủ động và tìm kiếm và phát triển thị trường, nâng cao giá trị kinh tế từ cây dừa. Những kinh nghiệm quí báu ấy rất có ý nghĩa với ngành trồng dừa của Việt Nam, nơi có điều kiện môi sinh phù hợp và có sẵn một truyền thống tiêu thụ dừa và các sản phầm từ dừa. Sự chủ động trong qui hoạch phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng và tính chất thị trường từ phía quản lí nhà nước và doanh nghiệp, cũng như sự chủ động tham gia và cam kết của người nông dân trồng dừa mới có thể đảm bảo cho ngành trồng dừa Việt Nam phát triển hiệu quả.

CHÚ THÍCH:
1. Sources: Calculated from data in National Economic and Development Authority (1976: 423; 1986: 362-3).
2. Báo cáo về nghành Công nghiệp dừa Philippines 1991.
3. http://www.ukessays.com/essays/economics/analysis-of-the- coconut- oil-industry-economics-essay.php
4. Báo cáo tại APCC của Bộ Nông nghiệp Philippines 2011
5. http://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/10603/1194/9/09_chapter%202.pdf
6. Source: Advisor, Horticulture Division, Ministry of Agriculture, Govt. of India.
7. http://www.bgci.org/education/1685/
8. Advisor, Horticulture Division, Ministry of Agriculture, Govt. of India.
9. Advisor, Horticulture Division, Ministry of Agriculture, Govt. of India.
10. APCC, 2005. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. http://www.tradeget.com/listing/kayukelapa/product -services-detail/46302/8066/1/
2. https://www.adelaide.edu.au/global -food/documents/pardi-coconut-chain-review-nov-2011.pdf
3. Sources: Calculated from data in National Economic and Development Authority (1976: 423; 1986: 362-3).
4. http://www.ukessays.com/essays/economics/analysis-of-the-coconut-oil-industryeconomics-essay.php
5. Báo cáo tại APCC của Bộ Nông nghiệp Philippines 2011
6. http://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/10603/1194/9/09_chapter%202.pdf
7. http://www.bgci.org/education/1685/
8. Asia and Pacific Coconut Community. The Cocommunity. Monthly Newsletter of the Asia
and Pacific Coconut Community. Vols 2009 -2011. 
9. Fabien Tallec and Louis Bockel 2005: Commodity chain analysis. EASYPol. Modules
043-046. FAO.
10. GTZ 2007: Value Links Manual: The Methodology of Value Chain Promotion. First Edition.
11. M4P 2008: Making value chains work better for the poor. A toolbook for practitioners of
value chain analysis. 3rd version. Making markets work better for the poor (M4P)
Project. UK Department for International Development (DFID). Agricultural
Development International. Phnom Penh, Cambodia.
12. Nigel Smith, Nguyen My Ha, Vien Kim Cuong, Hoang Thi Thu Dong, Nguyen Truc Son,
Bob Baulch, Nguyen Thi Le Thuy 2009: Coconuts in the Mekong Delta. An Assessment
of Competitiveness and Industry Potential. Prosperity Initiative (PI).
13. USDA 2011: Oilseeds: World Market and Trade. Circular Series. FOP 2 – 07. Feb 2007
và FOP 07 – 11. July 201

Bài đăng trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng",
do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh in và phát hành tháng 8 năm 2014.
 

Các tin khác:
Cây dừa Việt Nam qua khói lửa chiến tranh
Dấu ấn dừa trong đời sống của người dân Bến Tre
Dấu ấn cây dừa trong văn hóa vùng sông nước Tây Nam Bộ
Nhạc cụ Dừa - Tài nguyên văn hóa của Việt Nam
Dừa trong văn học dân gian Bến Tre
Cây dừa trong văn chương Việt Nam
Cây dừa trong đời sống văn hóa của cư dân huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Cây dừa trong đời sống xã hội và văn hóa ở Nam Bộ
Dừa trong đời sống văn hóa của người dân Bến Tre
Cây dừa trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.559.684
Online: 43
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun