Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Phát triển các sản phẩm từ dừa Sáp: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
20-09-2023

Việc tạo ra các sản phẩm từ quả dừa Sáp làm nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm sẽ góp phần định hướng phát triển bền vững cho cây dừa Sáp, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Phát triển các sản phẩm từ dừa Sáp: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

Dừa Sáp là một trong các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở một số tỉnh phía Nam. Trước kia dừa Sáp không được quan tâm trồng và phát triển, ứng dụng cho sản xuất với quy mô lớn vì cây dừa Sáp địa phương có tỷ lệ quả sáp rất thấp, số quả dừa Sáp chỉ khoảng 20% số quả trên cây. Khi nhu cầu tiêu thụ quả dừa Sáp tăng cao, cùng với kỹ thuật nuôi cấy phôi dừa Sáp phát triển, cây dừa Sáp đã được phát triển nhanh tại một số tỉnh ở phía Nam.

Để định hướng cho sự phát triển lâu dài của cây dừa Sáp cần phải đầu tư đồng bộ ở cả 4 khâu: sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ. Do đó, Bộ Công Thương đã giao Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ quả dừa Sáp làm nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm” nhằm tạo ra các sản phẩm từ dừa Sáp làm nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm; mang tính đặc trưng, nâng cao giá trị; góp phần định hướng phát triển bền vững cây dừa Sáp. Đề tài do ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu làm chủ nhiệm.

Tiến hành nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ kit thử Galactomannan của hãng Megazyme (Ireland) để thí nghiệm. Tại đây, nhóm tiến hành phương pháp thực nghiệm để xác định các thông số công nghệ. Đồng thời, sử dụng cả 2 kỹ thuật là sấy đông khô cơm dừa Sáp và tách chiết, tinh sạch cơm dừa bằng dung môi hữu cơ.

Quả dừa Sáp và các sản phẩm chế biến từ dừa Sáp (Ảnh: tapchicongthuong.vn)

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã lựa chọn được nguyên liệu dừa Sáp của giống dừa Sáp nuôi cấy phôi, với các chỉ tiêu: hàm lượng đường tổng (3,08%), protein (1,85%), béo (20,0%), K (2746 mg/kg). Sản phẩm bột sữa dừa Sáp sấy khô đạt một số chỉ tiêu: hàm lượng protein (3,84%), béo (34,3%), độ ẩm (3,99%), vitamin C (3,37 mg/kg), K (4185 mg/kg), Polyphenol (185 mg/kg).

Bên cạnh đó, nghiên cứu thành công công nghệ chế biến Bột sữa dừa Sáp, cũng như quy trình tạo ra Bột sữa dừa Sáp chất lượng. Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, nguyên liệu dùng trong sản xuất Bột sữa dừa Sáp sấy khô là phần cơm quả dừa Sáp trưởng thành. Cơm dừa được nghiền/ xay với nước theo tỉ lệ 1:4, sau đó được trích ly với nước ở nhiệt độ 50oC tạo thành dịch sữa dừa Sáp, thu hồi các chất dinh dưỡng có trong cơm dừa Sáp và các chất tạo mùi vị hương thơm. Dịch sữa sau khi được sấy đông khô sẽ đem nghiền mịn tạo thành Bột sữa dừa Sáp hoàn chỉnh.

Ngoài ra, đề tài còn xác định được dung môi ethanol là phù hợp nhất cho quá trình chiết tách Galactomannan từ dừa Sáp. Mô hình tối ưu hóa kiểu Box-Behnken hiệu suất trích ly Galactomannan đạt 72% với các giá trị: nồng độ ethanol (80%), thời gian chiết (105 phút), nhiệt độ (4oC), pH (6).  Sản phẩm Galactomannan từ dừa Sáp thu được từ nghiên cứu của đề tài đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn QCVN 4 - 21: 2011/BYT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về phụ gia thực phẩm - chất làm dày. 

ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu cho biết, Bột sữa dừa Sáp và Galactomannan từ dừa Sáp là các sản phẩm hoàn toàn mới, chưa có mặt trên thị trường Việt Nam, do đó, các sản phẩm của đề tài nghiên cứu đã đáp ứng mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ dừa Sáp phục vụ cho ngành thực phẩm, mỹ phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm Galactomannan từ dừa Sáp đạt các chỉ tiêu theo QCVN 4-21:2011/BYT, có thể thay thế các polymer công nghiệp đóng vai trò là chất kết dính, chất làm đặc, chất nhũ hóa và chất ổn định có thể ứng dụng trong ngành dệt, giấy,…

Khi công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa Sáp được nghiên cứu, chuyển giao và phát triển, sẽ tạo ra các sản phẩm đặc trưng cung cấp cho thị trường và góp phần phát triển du lịch, dịch vụ tại các vùng trồng dừa Sáp, bước đầu đã tạo ra được các sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây dừa Sáp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện tại, quy trình công nghệ sản xuất Bột sữa dừa Sáp và quy trình chiết tách Galactomannan từ dừa Sáp đã được hoàn thiện với hiệu quả cao, sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp và đơn vị có nhu cầu. 

Cây dừa Sáp (còn gọi là dừa đặc ruột) là giống dừa có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, được trồng phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh khác trong cả nước, trong đó Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng dừa Sáp lớn nhất nước hiện nay.

Chỉ riêng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có trên 15.000 cây dừa Sáp với khoảng 6.000 cây đang cho quả, năng suất quả Sáp đạt 40 - 80 quả/cây/năm. Giá bán dao động từ 57.000 - 128.000 đồng/quả, cao gấp 10 - 20 lần so với quả dừa ta, dừa dâu và tăng lên 160.000 - 170.000 đồng/quả vào các mùa lễ hội.

 

Tin khác:

» Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống Dừa Sáp (Cocos nucifera L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi

» Trà Vinh: Đẩy mạnh trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi

  

Nguồn: khcncongthuong.vn


Các tin khác:
Hội thảo khoa học tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu
Giồng Trôm nhân rộng chuỗi giá trị dừa đến năm 2025
Ðẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Chàng trai chế biến mộng dừa thành sản phẩm giá trị
Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
Hiệu quả bước đầu từ việc xây dựng mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
Dùng xơ dừa để chống xói mòn ở nhiều vùng duyên hải trên thế giới
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IX có 20 sản phẩm được xếp hạng
Huyện Mỏ Cày Bắc: 95% diện tích dừa bị sâu đầu đen phá hoại phục hồi
Khắc phục dừa bị trăng ăn
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.543.769
Online: 53
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun