Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Hội thảo khoa học tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu
19-09-2023

Tác giả: Châu Quang Thông - Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre

Hội thảo khoa học tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu

 Bà Trương Trịnh Trường Vinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cầm máu được sử dụng khá dễ dàng và không xâm lấn, nhưng phần lớn đều tốn kém. Do đó, với mong muốn sử dụng các vật liệu sinh học để tạo ra sản phẩm cầm máu an toàn, tương thích sinh học cao và đặc biệt là với kinh phí tiết kiệm từ các nguồn nguyên vật liệu của Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung. Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho phép Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp Trường Đại học quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo gạc cầm máu từ thạch dừa kết hợp Oligomer chitosan” theo Quyết định số 2972/QĐ-UBND ngày 21/12/2021. Đề tài do các nhà khoa học Bộ môn Kỹ thuật Mô và Y tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh thực hiện, PGS-TS Nguyễn Thị Hiệp làm chủ nhiệm.

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, sáng ngày 25/8/2023, Sở KH&CN Bến Tre đã phối hợp với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tiềm năng ứng dụng thạch dừa trong sản xuất gạc cầm máu”. Bà Trương Trịnh Trường Vinh-Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có các nhà khoa học y, bác sỹ bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, bệnh viện đa khoa khu vực Cù lao Minh, Trường Cao Đẳng Bến Tre và các doanh nghiệp sản xuất thạch dừa trong tỉnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các báo cáo tham luận về giới thiệu tổng quan về nghiên cứu gạc cầm máu từ thạch dừa kết hợp với oligomer chitosanuy, quy trình chế tạo gạc cầm máu và các báo cáo khảo sát khác.

Với ý tưởng kết hợp sử dụng thạch dừa với Oligomer Chitosan (có nhiều từ vỏ tôm, cua...), qua đó, tạo sản phẩm gạc cầm máu  với đồng thời các ưu điểm của thạch dừa như hấp thu nước tốt, giữ ẩm, đọ bền vật lý tốt, tương thích sinh học, phân hủy sinh học...cùng khả năng quá trình kích thích quá trình đông máu của Oligomer Chitosan, đề tài đặt ra mục tiêu tận dụng nguồn nguyên liệu thạch dừa giá rẻ với khả năng tương thích sinh học tốt và có nhiều ở Bến Tre tạo ra gạc cầm máu dùng trong y tế cộng đồng, giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Đến nay, đề tài cơ bản đã hoàn thành các nội dung chính của nghiên cứu và đã tạo ra được sản phẩm mẫu với tính mới và sáng tạo như tận dụng khả năng thấm hút của thạch dừa để nạp Oligomer Chitosan vào bên trong khối thạch dừa và làm khô. Khi màng khô này tiếp xúc lại với máu ở vết thương sẽ đồng thời thấm hút lượng chất lỏng này cũng như phát tán Oligomer Chitosan, qua đó, kết hợp cùng lúc nhiều cơ chế cầm máu cả trực tiếp lẫn gián tiếp như thấm hút máu, kích hoạt tiểu cầu, kích thích ngưng tập tiểu cầu...

 

Quang cảnh buổi hội thảo.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao tính sáng tạo, tính khoa học của đề tài. Bên cạnh đó, hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của các nhà khoa học, đội ngũ y, bác sĩ về cơ chế cầm máu ở các loại vết thương, khả năng và thời gian phân hủy, khả năng cầm máu, đông máu, sự kháng khuẩn và giá thành sản phẩm. Từ đó, nhóm nghiên cứu hoàn thiện các nội dung nghiên cứu cũng như tạo ra được một sản phẩm có ý nghĩa khoa học và mang tính hiệu quả kinh tế rõ nét cho sự gia tăng giá trị của các sản phẩm từ dừa nói chung và của cây dừa nói riêng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Nguồn: dost-bentre.gov.vn


Các tin khác:
Giồng Trôm nhân rộng chuỗi giá trị dừa đến năm 2025
Ðẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Chàng trai chế biến mộng dừa thành sản phẩm giá trị
Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
Hiệu quả bước đầu từ việc xây dựng mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
Dùng xơ dừa để chống xói mòn ở nhiều vùng duyên hải trên thế giới
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IX có 20 sản phẩm được xếp hạng
Huyện Mỏ Cày Bắc: 95% diện tích dừa bị sâu đầu đen phá hoại phục hồi
Khắc phục dừa bị trăng ăn
Phát triển thành công giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2017 - 2020
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.543.855
Online: 42
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun