Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Phòng trị sâu đầu đen theo hướng sinh học an toàn
29-12-2022

BDK - Sau 2 năm phòng trị sâu đầu đen (SĐĐ) gây hại trên cây dừa, kết quả cho thấy giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng sinh học an toàn mang lại hiệu quả cao nhất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xác định giải pháp trong thời gian tới là tăng cường công tác quản lý, nhân rộng mô hình nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh (OKS).

 Phòng trị sâu đầu đen theo hướng sinh học an toàn

Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre thăm vườn dừa của nông hộ liên kết tại xã Phước Long, huyện Giồng Trôm.  Ảnh: C. Trúc

 

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá xác định mức độ gây hại của sâu ăn lá dừa và xây dựng mô hình, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, do Sở NN&PTNT phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện đã đạt kết quả quan trọng.

Nhóm nghiên cứu đề tài đã xác định được vòng đời của SĐĐ tại Bến Tre là 43 - 52 ngày; thu được 10 loài OKS SĐĐ hại dừa, trong đó, có 3 loài ong đã được nghiên cứu nhân nuôi và phóng thích thành công trên các vườn dừa huyện Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Thạnh Phú và TP. Bến Tre. Hai loài ong Trichospilus pupivorus và Habrobacon hebetor đang được nhân nuôi và phóng thích rộng rãi tại các vườn dừa nhiễm SĐĐ.

Đến nay, đề tài đã thực hiện 9 mô hình phóng thích OKS SĐĐ hại dừa tại các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành và TP. Bến Tre. Kết quả cho thấy, tại các vườn dừa có mức độ gây hại của SĐĐ từ 20 - 40%, khi phóng thích 5 ngàn con OKS ấu trùng và 10 ngàn ong ký sinh nhộng/ha/tháng có hiệu quả kiểm soát SĐĐ hại dừa từ tháng thứ 3 sau phóng thích. Tại các mô hình này, Sở NN&PTNT đang tiếp tục phóng thích bổ sung để duy trì hiệu quả kiểm soát trong điều kiện SĐĐ đã phát tán gây hại trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Giới thiệu các loại OKS để phóng thích nhân nuôi trong vườn dừa. Ảnh: C. Trúc

 

Vườn dừa của ông Nguyễn Văn Nhựt, xã Hòa Lợi (Thạnh Phú) có khoảng 8 công (trên 10 năm). Tháng 10-2021, vườn có xuất hiện triệu chứng các lá dừa bị cháy khô. Được sự tư vấn, hướng dẫn của ngành chức năng, ông thực hiện các biện pháp phòng trị tạm thời theo khuyến cáo. Sau đó, được sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện thả OKS để phòng trị, ông Nhựt nhận thấy đây là giải pháp mới để tiêu diệt sâu hại. Đợt đầu tiên phóng thích hơn 50 ngàn con OKS trên khu vực vườn nhà ông và các vườn dừa lân cận. Sau khi thả ong khoảng 1 tháng kiểm tra thấy mức độ gây hại giảm rõ rệt. Đợt 2 phóng thích 50 ngàn con OKS trên khu vực dừa bị gây hại. Ông Nhựt theo dõi và từ 3 - 5 tháng sau, cây dừa đã khôi phục và cho trái bình thường.

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, ngành đã tổng hợp được quy trình kiểm soát SĐĐ hại dừa thông qua các kết quả thực hiện như: Xác định được vòng đời SĐĐ tại tỉnh; xác định được 5 hoạt chất và 7 tên thuốc thương phẩm có hiệu quả trong phòng trừ SĐĐ và khuyến cáo đến người nông dân; nhân nuôi và phóng thích thành công 3 loài OKS SĐĐ hại dừa.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức cho biết: Từ tháng 7-2020 đến nay, diện tích nhiễm SĐĐ tăng dần từ 2,4ha nhiễm lên 42,5ha vào tháng 12-2020 và tăng nhanh đến 458ha vào tháng 6-2021. Sau khi thực hiện các công tác phòng trừ bằng biện pháp canh tác và hóa học kết hợp phóng thích thiên địch trên địa bàn toàn tỉnh, quá trình sử dụng thuốc làm tăng khả năng lây lan dẫn đến diện tích nhiễm tăng, nhưng diện tích phục hồi cũng dần tăng. Đến tháng 12-2022, diện tích phục hồi đã vượt xa so với diện tích hiện nhiễm. Trong đó, huyện Mỏ Cày Bắc sau khi thực hiện phóng thích trên 35 triệu OKS trong năm 2022, đã có 80% diện tích nhiễm SĐĐ phục hồi, với 320ha (lũy kế diện tích nhiễm 400ha), diện tích còn nhiễm là 80ha.

Theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức, bài học kinh nghiệm quan trọng 2 năm qua là: Phát huy sức mạnh cộng đồng người trồng dừa và tuyên truyền vận động người dân tham gia quyết liệt phòng trừ SĐĐ bằng các giải pháp sinh học…

“Để giải quyết vấn đề lựa chọn loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như nồng độ và liều lượng sử dụng trong khi trên thị trường chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trên đối tượng sâu đầu đen, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với một số công ty sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài tỉnh thực hiện khảo nghiệm thuốc để tìm ra loại thuốc và nồng độ có tác dụng hiệu quả trong phòng trừ sâu đầu đen. Đồng thời, hình thành 10 đơn vị nhân nuôi OKS trên địa bàn tỉnh đã hoạt động hiệu quả, mật số OKS tăng nhanh trong 3 tháng cuối năm 2022 và sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2023”.

(Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức)

Cẩm Trúc

Tin khác:

·                      » Kết quả phòng trừ sâu đầu đen hại dừa

·                      » Sơ kết công tác phòng trừ sâu đầu đen hại dừa và giải pháp quản lý trong thời gian tới

 (baodongkhoi.vn)


Các tin khác:
Sơ kết công tác phòng trừ sâu đầu đen hại dừa và giải pháp quản lý trong thời gian tới
Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc
Bến Tre: Thả 80 triệu ong ký sinh diệt sâu đầu đen tấn công dừa
Bến Tre: Thả đội quân 1,8 triệu con ong ký sinh tiêu diệt loài sâu nguy hiểm đang tàn phá vườn dừa
Giải pháp bền vững phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng biện pháp sinh học
Biện pháp quản lý tạm thời sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc
Bến Tre: Cơ bản kiểm soát được sâu đầu đen gây hại trên cây dừa
Bộ Nông nghiệp quyết tâm dập dịch hại dừa
Nông dân trồng dừa lo lắng trước sự tấn công của ruồi trắng (*)
Sâu đầu đen gây hại trên 448ha dừa
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.543.285
Online: 38
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun