Sản xuất sản phẩm dừa xuất khẩu tại huyện Mỏ Cày Nam. Ảnh Cẩm Trúc
Sở Công Thương thông tin: Theo nhiều doanh nghiệp (DN) và cơ sở sản xuất, kinh doanh dừa tại tỉnh, giá dừa thời gian qua không ổn định do các nguyên nhân sau: Ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu dừa trên thế giới. Nhiều nước xuất khẩu dừa trong khu vực và trên thế giới đã hạ giá bán để thu hút khách hàng, sức mua giảm. Giá bán trái dừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơm dừa, vỏ dừa, nước dừa... Hiện tại, các sản phẩm phụ phẩm này giá giảm mạnh và gần như không xuất khẩu được do chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, như vỏ dừa, gáo dừa, chỉ xơ dừa, nước dừa làm thạch… Sản lượng dừa của nước ta và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... trúng mùa. Do đó, cung vượt cầu, giá dừa các nước cũng giảm. Các nước như Hoa Kỳ, châu Âu đang kiểm soát lạm phát, khống chế tăng giá. Do đó, các nhà nhập khẩu dừa tiềm năng này của Bến Tre cũng sẽ tìm mua sản phẩm với giá thấp. Giá các loại bao bì, chi phí vận chuyển ra cảng, chi phí thuê container...đều tăng từ 20 - 30% so với trước đây, trong khi giá bán không tăng, dẫn đến việc doanh nghiệp phải hạ giá thu mua.
Một số giải pháp, phương hướng để cải thiện sản xuất, chế biến và tiêu thu dừa trái trong thời gian tới: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, cung - cầu hàng hóa, cơ hội kinh doanh thông qua nhiều hình thức. Đẩy mạnh hỗ trợ các DN xúc tiến thương mại để củng cố thị trường trong nước. Đồng thời, luôn chú trọng hỗ trợ cho các DN tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài để tăng cường hiệu quả xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với tham tán thương mại tại các nước là các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng của tỉnh, để nắm được các nhu cầu, thị hiếu, cảnh báo về thị trường. Tiếp tục tập trung hỗ trợ các DN, HTX đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại trên môi trường số, thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Khuyến khích các DN đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng rộng rãi công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quản lý và sản xuất. Triển khai thực hiện các đề án/dự án khuyến công, nhằm hỗ trợ DN ngành dựa trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hàng năm, Sở Công Thương có nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Các HTX cần chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố năm bắt thông tin, đăng ký tham gia để được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, nhằm đầu từ ứng dụng máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương để được hướng dẫn.
Trần Quốc
Tin khác:
· » Tìm đầu ra cho trái dừa Bến Tre
· » Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ dừa
· » Giá dừa trái xuống thấp, thị trường xuất khẩu gặp khó
(baodongkhoi.vn)