Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Hiệu quả canh tác theo quy trình hữu cơ
05-08-2022

Liên kết, canh tác dừa hữu cơ, bài 2:

Hiệu quả canh tác theo quy trình hữu cơ

 Ông Lê Văn Chênh bên vườn dừa hữu cơ của gia đình.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8-2022, giá dừa nguyên liệu trên thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc hơn. Có nơi thương lái thu mua giá 35 ngàn đồng/chục, cũng có nơi 55 ngàn đồng/chục, tùy theo cách thu hái. Cũng thời điểm này, cây dừa bước vào đợt “treo trái” hàng năm. Đây là cách gọi dân gian, ý muốn nói dừa hết vụ và buồng đậu trái lưa thưa hoặc không có trái, kéo dài từ 4 - 5 tháng. Để tìm hiểu về sự khác biệt của dừa hữu cơ, chúng tôi đã đến tham quan và trải nghiệm ở những vườn dừa có liên kết với doanh nghiệp chế biến dừa xuất khẩu và canh tác theo quy trình hữu cơ từ 1 - 3 năm.

Chuyển đổi nhỏ - lợi ích lớn

Cách đây 3 năm, ông Võ Kiến Đức, 77 tuổi, ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam được Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (Khu công nghiệp An Hiệp, huyện Châu Thành) mời tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, công ty vận động ông chuyển đổi từ phương pháp canh tác truyền thống sang hữu cơ. Khi đó, khu vườn hơn 1ha của ông Đức là vườn dừa đầu tiên ở xã Định Thủy mạnh dạn chuyển đổi.

Ông Võ Kiến Đức kể lại, thời điểm đó, nhiều nông hộ xung quanh vì chưa am hiểu và còn ngờ vực về hình thức liên kết sản xuất hữu cơ nên không đồng ý tham gia. Nhiều người còn tỏ vẻ phản đối: “Trồng dừa mà không bón phân hóa học thì sao mà tốt được. Rồi hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, lỡ bị doanh nghiệp ép giá, sao mà bán ra ngoài được nữa…”. Thậm chí, nhiều người có lời lẽ nặng nề hơn với ông. Người trồng dừa nêu ra hàng loạt e ngại trong giai đoạn khởi đầu chuyển sang canh tác hữu cơ. Nhưng ông quyết tâm chuyển đổi. Ông nói với bà con: “Từ từ coi sao. Phải làm mới biết”.

Bản thân ông Đức ngay từ đầu đã có niềm tin với quy trình hữu cơ. Vì nó thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe cho người trồng và cả người tiêu dùng. Trước đó, ông cũng đã sử dụng phân viên Bình Minh, cũng là một loại phân hữu cơ giúp cây phát triển ổn định hơn, tươi xanh hơn.

 “Nếu chưa từng sử dụng phân hữu cơ thì có thể nghĩ nó không hay, nhưng cứ sử dụng khoảng 6 tháng rồi để ý, dừa lớn trái hơn, trái không bị tóp teo bên dưới trái như là xài phân Ure hay Kali. Phân hóa học thì mau phát nhưng mau hết, cây mau xuống, vàng lá, vào mùa nghịch rất ít trái. Nếu dùng Ure hay NPK dừa mau tốt nhưng vào thời điểm này, dừa gặp sương muối sẽ dễ teo quày, tuôn bẹ, rụng hết trái.

Với phân hữu cơ, cây xanh tốt bền bỉ và năng suất trái về sau cao và đều đặn hơn. Nếu để ý, sẽ phát hiện thêm lớp vỏ của trái dừa hữu cơ xốp hơn, dễ trốc hơn so với dừa bón phân hóa học”, ông Võ Kiến Đức so sánh.

Chỉ tay lên mấy buồng dừa còn trái khá nhiều, ông Đức vui vẻ nói: Nếu như trước đây, sử dụng phân hóa học là trái rụng sạch, trống trơn, chừng 4 - 5 tháng buồng dừa không đậu trái nào. Giá dừa cao thì đâu có mà bán. Nhưng từ khi sử dụng phân hữu cơ viên, lá dừa xanh lại thấy rõ. Mùa này, buồng còn đậu trái khoảng 30 - 50% so với những tháng bình thường. Giá dừa hữu cơ cao hơn giá dừa thường từ 3 - 5 ngàn đồng/chục nên thu nhập khá và ổn định hơn.

Theo ông Đức, giá phân hữu cơ không thấp hơn phân hóa học nhưng xét về tính hiệu quả, lợi ích thì cao hơn. Tuy nhiên, với phân hữu cơ, người trồng dừa có thể tự làm bằng cách tận dụng phân chuồng sẵn có tại địa phương như phân heo, phân bò, gà. Các loại phân chuồng đều phải ủ oai mục với nấm Trichoderma, pha trộn thêm một số phụ phẩm khác như mụn dừa, tro, trấu, mạt cưa... để rễ dừa dễ hấp thu và cây mau xanh tốt.

Đặc điểm của canh tác hữu cơ là người trồng dừa dùng ong nuôi ký sinh để phòng trừ sâu bệnh như bọ cánh cứng, sâu đầu đen thay cho các loại thuốc phun xịt hóa chất có hại.

Nhân rộng diện tích chứng nhận hữu cơ

Nếu thời gian đầu ai nấy cũng phản đối thì dần dần đã có nhiều hộ xung quanh làm theo ông Đức. Vì thấy có hiệu quả rõ rệt, từ việc đất trồng dần được cải tạo, cây dừa phát triển tốt hơn, năng suất ổn định hơn, trái to… đến giá bán cao hơn.

Ông Lê Văn Chênh, 63 tuổi, xã Định Thủy, có 1,7ha dừa vừa mới chuyển sang hữu cơ được 1 năm. Ông bộc bạch: “Vào hợp tác xã (HTX) 1 năm nay, thấy có lợi rất nhiều. Thấy vườn dừa có chuyển biến như đất đang dần cải tạo. Cây dừa xanh lên, tàu hủ nở ra, tàu mo nang cũng to ra. Cho thấy, thời gian tới sẽ cho trái to và nhiều hơn”.

Theo ông Chênh, chăm sóc dừa bằng phân hữu cơ không cực, nếu biết cách. Rải phân rồi thì đậy lá dừa lên để giảm độ bốc hơi nước trong đất. Lá dừa khi oai mục cũng sẽ tạo Kali. Bán giá cao hơn bên ngoài hợp tác xã gần 20 ngàn đồng/chục. Những hộ chưa vào có hỏi thăm ông cách để tham gia như thế nào. Bà con đã hăng hái đi đăng ký nhiều.

HTX Nông nghiệp Định Thủy, Mỏ Cày Nam đã liên kết với Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, làm điểm thu mua, sơ chế cơm dừa hữu cơ để cung cấp cho nhà máy chế biến. Trong đợt dừa giảm giá đến mức thấp kỷ lục vừa qua, khi bên ngoài có nơi chỉ từ 12 - 18 ngàn đồng/chục dừa, HTX vẫn thu mua, với giá từ 30 ngàn đồng/chục dừa trở lên. Đối với dừa hữu cơ được mua cao hơn từ 3 - 5 ngàn đồng/chục. Mức giá từ 40 - 45 ngàn đồng/chục được duy trì khá ổn định tại HTX. Hiện nay, giá dừa có nhích lên, HTX đã nâng giá thu mua 50 - 55 ngàn đồng/chục cho nông dân.

Để đảm bảo thu mua với giá ổn định nhưng có lợi nhuận, HTX phải linh hoạt thu mua, sơ chế dừa trái để tiêu thụ cơm dừa, nước dừa, mụn dừa, chỉ xơ dừa. Hiện HTX đầu tư các loại máy đập chỉ, xay mụn, xe chuyên dùng…

“Khoảng 1 năm nay, HTX phát triển diện tích dừa hữu cơ khá nhanh. Hiện có 161ha dừa hữu cơ của 193 hộ trồng dừa ở xã. Về chỉ tiêu đưa ra đến cuối năm, toàn xã có 200ha dừa chăm sóc hữu cơ được chứng nhận là khả năng hoàn toàn có thể đạt và vượt. Bởi hiệu quả của liên kết, canh tác hữu cơ trong thời gian qua khá rõ, ai nấy cũng phấn khởi và đến HTX đăng ký tham gia rất nhiều”.

(Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Định Thủy Nguyễn Thị Thu)

 

Nguồn: baodongkhoi.vn


Các tin khác:
Giá dừa trái xuống thấp, thị trường xuất khẩu gặp khó
Xây dựng và mở rộng mô hình vườn dừa hữu cơ
Mỏ Cày Nam tiếp tục sản xuất dừa hữu cơ
Trà Vinh nâng cấp chuỗi giá trị dừa giai đoạn 2022-2025
Mỏ Cày Nam xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ tập trung
Một số lưu ý trong phòng trị sâu đầu đen
Cần giải pháp phòng trị hiệu quả sâu đầu đen hại dừa
Bình Đại tập trung phát triển dừa hữu cơ
Thông tin thêm về Hội thảo khoa học “Quản lý hiệu quả sâu đầu đen hại dừa theo hướng sinh học”
Quản lý hiệu quả sâu ăn lá dừa theo hướng sinh học
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.543.770
Online: 38
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun