Ban Phát triển Xuất khẩu Sri Lanka (EDB), Phòng Thương mại Ceylon và Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên đoàn đã điều phối sự tham gia của các nhà xuất khẩu sản phẩm dừa ở Sri Lanka tại hội thảo trên nền tảng ảo.
Đại sứ Grace Asirwatham đã phát biểu khai mạc về ngành công nghiệp dừa của Sri Lanka và trình bày lý do tại sao các nhà nhập khẩu sản phẩm dừa của Bỉ nên xem xét nhập khẩu từ Sri Lanka.
Mẫu sản phẩm và hồ sơ công ty của Wichy Coconut, Adamjee Lukmanjee & Sons, Senikma Holdings, Cocolanka, E-Silk route Ventures, Ceylon Exports and Trading Ltd., Ceylon Coco Green Manufacturing Ltd., Renuka Foods, và Enrich Tea and Food Exports Ltd. đã được giới thiệu cho các nhà nhập khẩu Bỉ tại sự kiện này.
Việc sử dụng các sản phẩm từ dừa đã được chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây nhờ sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các món ăn chay, thuần chay và nấu ăn châu Á. Nhập khẩu cơm dừa nạo sấy của châu Âu ngày càng tăng và Bỉ cũng là một trong những nước nhập khẩu các sản phẩm từ dừa hàng đầu ở khu vực EU.
Các nhà nhập khẩu Bỉ đánh giá cao chất lượng của các sản phẩm dừa hữu cơ Sri Lanka, phương pháp và công nghệ được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm dừa, và các ưu đãi về thuế quan mà Liên minh Châu Âu (EU) cung cấp cho các sản phẩm dừa nhập khẩu từ Sri Lanka theo cơ chế GSP (HH Dừa: Chương trình GSP + được thiết kế để giúp các nước đang phát triển gánh vác những gánh nặng và trách nhiệm đặc biệt do việc phê chuẩn 27 công ước quốc tế cốt lõi về quyền con người và quyền lao động, bảo vệ môi trường và quản trị tốt cũng như từ việc thực hiện hiệu quả các công ước đó)
Các nhà xuất khẩu của Bỉ cũng tham gia vào các cuộc thảo luận ảo với các nhà xuất khẩu Sri Lanka. Do các nhà nhập khẩu Bỉ quan tâm đến việc tiếp tục tương tác với các nhà xuất khẩu tại Sri Lanka, Đại sứ quán hứa sẽ sắp xếp các cuộc gặp B2B giữa các bên quan tâm trong thời gian tới.
Một video dạy nấu ăn sử dụng các sản phẩm Dừa Sri Lanka làm nguyên liệu đã được phát trong hội thảo nhằm tạo ra nhận thức về các sản phẩm dừa mới và sáng tạo có thể được sử dụng trong ngành bánh kẹo, bánh mì và sô cô la, nhà hàng và khách sạn.
Mặc dù có dân số ít hơn so với các thị trường hàng đầu châu Âu khác, Bỉ vẫn nhập khẩu 5,8 nghìn tấn cơm dừa nạo sấy với trị giá 11,7 triệu Euro. Bỉ cũng nhập khẩu khoảng 4% cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka.
Mục tiêu của hội thảo là tăng thị phần của Sri Lanka trên thị trường sản phẩm dừa bằng cách đa dạng hóa giỏ sản phẩm bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới hiện đại và tiên tiến theo nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng ở Bỉ.
Bỉ là quê hương của một số nhà sản xuất quy mô lớn các sản phẩm sô cô la, bánh ngọt, bánh quy và các món tráng miệng khác, nơi cơm dừa nạo sấy và các sản phẩm dừa khác được sử dụng làm nguyên liệu.
Nguồn: www.ft.lk