Tại Rotterdam, giá hai loại dầu lauric giảm thấp xuống mức thấp nhất là 669 USD/tấn đối với dầu dừa và 636 USD/tấn đối với dầu cơm cọ trong tháng 4/2019. Giá dầu dừa đã tụt giảm qua từng năm khoảng 41% và được ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019. Trong khi đó, giá dầu cơm cọ giảm khoảng 37% kể từ tháng 01/2018. Giá dầu dừa chỉ cao hơn so với giá dầu cơm cọ là 32 USD/tấn trong tháng 4/2019 và thấp hơn so với mức giá cùng kỳ năm trước là 129 USD/tấn. Khoảng cách giá như vậy tất yếu sẽ tạo nên một áp lực đối với giá dầu dừa. Khoảng cách lớn giữa giá của hai loại dầu lauric này cũng góp phần tạo nên sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ đối với hia loại dầu do chi phí dầu dừa cao hơn so với dầu cơm cọ trong vài năm trở lại đây.
Ngoài việc giá dầu dừa cao hơn hơn nhiều so với giá dầu cơm cọ thì việc tăng sản lượng sản xuất dầu dừa cũng góp phần làm sụt giảm giá dầu dừa. Sản lượng sản xuất dầu dừa trong năm 2018 tăng cao theo sau sự khôi phục lượng sản xuất dừa trái và cơm dừa. Theo ghi nhận của tổ chức Oilworld, sản lượng sản xuất cơm dừa trong năm 2018 là 4,63 triệu tấn hoặc tăng khoảng 17% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản lượng sản xuất dầu dừa trong năm 2018 đạt 2,85 triệu tấn, cao hơn 18% so với sản lượng cùng kỳ. Philippines và Indonesia vẫn là những quốc gia sản xuất chính đối với dầu dừa. Hai quốc gia này đã đóng góp 68% trong tổng lượng sản xuất trên toàn cầu trong năm 2018.
Trong thời điểm giá dầu dừa tụt giảm, Philippines và Indonesia đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu dừa. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2019, Philippines đã xuất khẩu 243.045 tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu, tăng 4,6% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Philippines ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng cao trong 02 năm liên tiếp. Sản lượng xuất khẩu dầu dừa nước này cũng được ghi nhận tăng cao nhất trong vòng 05 năm trở lại đây.
Theo báo cáo từ Ủy ban thống kê Philippines thì trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2019, Philippines chủ yếu xuất khẩu dầu dừa sang các nước châu Âu và Mỹ với sản lượng tương ứng 43,7% và 33,7%. Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu khác đối với dầu dừa từ Philippines. Và 04 thị trường này đã nhập khẩu tương ứng 16.000 tấn, 13.000 tấn, 12.000 tấn và 10.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2019.
Dấu hiệu lạc quan vê tình hình xuất khẩu dầu dừa cũng xuất hiện tại Indonesia. Indonesia đã xuất khẩu 172.023 tấn dầu dừa sang thị trường toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 01 – 3/2019. Sản lượng xuất khẩu giai đoạn này được ghi nhận cao hơn 10% so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý là trong năm 2018, tình hình xuất khẩu dầu dừa của Indonesia đã từng liên tiếp tụt giảm torng vòng 03 năm từ năm 2015 đến năm 2017 và đã bắt đầu hồi phục vào năm 2018 khi lượng xuất khẩu tăng khoảng 32%.
Trong ba tháng đầu năm 2019, những thị trường chính nhập khẩu dầu dừa của Indonesia là Malaysia, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan và Hàn Quốc. Lượng xuất khẩu snag những nước này đạt tương ứng 47.629 tấn, 32.761 tấn, 22.729 tấn, 18.346 tấn và 18.107 tấn. Đạt 81% torng tổng lượng xuất khẩu của Indonesia.
Tận dụng từ việc giá dầu dừa giảm thấp và sản lượng sản xuất lại tăng cao, nhu cầu tiêu thụ dầu dừa trên toàn cầu đã được đẩy mạnh trong năm 2018. Lượng nhập khẩu dầu dừa trên toàn cầu đạt 2,1 triệu tấn hoặc cao hơn 16%. Lượng nhập khẩu dầu dừa của Mỹ, nước nhập khẩu lớn nhất, trong giai đoạn từ tháng 01 – 12/2018 là 0,48 triệu tấn, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ. Đây là dấu hiệu của xu hướng đảo ngược nhu cầu tiêu thụ dầu dừa tại Mỹ. Điều đáng nói ở đây là nhu cầu tiêu thụ dầu dừa hàng năm của Mỹ đã từng giảm thấp trong 04 năm liên tiếp từ 0,56 triệu tấn trong năm 2013 giảm xuống còn 0,44 triệu tấn trong năm 2017, giảm xuống mức thấp nhất torng 01 thập kỷ qua. Hà Lan và Đức vẫn là những thị trường nhập khẩu chính đến từ châu Âu. Hai nước này đã mang về tương ứng 0,37 triệu tấn và 0,2 triệu tấn dầu dừa trong năm 2018. Lượng nhập khẩu này cao tương ứng 10% và 73% so với cùng kỳ.
Tại châu Á, Trung Quốc và Malaysia được ghi nhận là những nước nhập khẩu chính đối với dầu dừa. Trung Quốc đã nhập khẩu 147.000 tấn (tăng 10%) và Malaysia 194.000 tấn (tăng 53%) trong tổng lượng dầu dừa. Những nước châu Á khác cũng có nhu cầu tiêu thụ dầu dừa đáng kể là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Nguồn: COCOMMUNITY, VOL. XLIX NO. 5, 1 May 2019