Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
Số liệu thống kê
Báo cáo tổng hợp
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Kết quả hoạt động Chương trình dừa đến năm 2018 và giải pháp phát triển ngành dừa trong thời gian tới
16-04-2019

Dừa được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre, thời gian qua, để cây dừa phát triển ổn định và bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển ngành dừa đến năm 2020 theo Quyết định số 2300/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 và thành lập Ban Điều phối giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực triển khai thực hiện; Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, với 08 sản phẩm chủ lực, trong đó có dừa.

Kết quả hoạt động Chương trình dừa đến năm 2018 và giải pháp phát triển ngành dừa trong thời gian tới

Đoàn giám sát Chương trình dừa làm việc HTX Bình Khánh Đông, huyện MCN
Nguồn: P.KHTC
 
Đến cuối năm 2018, diện tích dừa trên địa bàn tỉnh đạt 72.022 hanăng suất 9.500 trái/ha, sản lượng 612.500 trái. Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đã có sự phát triển nhanh và phong phú về các mặt hàng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Toàn tỉnh có gần 2.000 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của ĐBSCL. Giá trị sản xuất công nghiệp các sản phẩm dừa năm 2018 đạt 3.300 tỷ đồng, chiếm 12,3% giá trị sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, mụn dừa, dầu dừa, mặt nạ dừa....
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa năm 2018 ước đạt 215,34 triệu USDchiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnhCác sản phẩm xuất khẩu chính hiện nay: Cơm dừa nạo sấy; sữa dừa; nước dừa đóng lon/hộp; than hoạt tính; chỉ xơ dừa; mụn dừa; thạch dừa; bột sữa dừa, dầu dừa. Thị trường xuất khẩu dừa tiếp tục được giữ vững và mở rộng, đến cuối năm 2018 đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về kết quả thực hiện một số giải pháp thời gian qua:
Đến cuối năm 2018trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 37 Tổ hợp tác, 11 Tổ liên kết và 09 Hợp tác xã với quy mô 1.882,78 ha và 2.511 thành viên. Hiện tại đã có 02 trong 9 Hợp tác xã (Hợp tác xã nông nghiệp Định Thủy và Hợp tác xã nông nghiệp Phú Nông) tổ chức sơ chế bán cơm dừa trắng cho doanh nghiệp để nâng cao giá trị trái dừa và 5/9 Hợp tác xã (Hợp tác xã nông nghiệp Định Thủy, Phú Nông, Thới Lai, Vang Quới Đông, Thới Thạnh) đã tổ chức sản xuất kinh doanh thu mua dừa trái của các thành viên bán cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, hiện tổng diện tích dừa đang chuyển đổi sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và được chứng nhận 4.137,03 ha với 2.447 hộ, trong đó diện tích đạt chứng nhận 2.014,36 ha. Đã triển khai xây dựng mô hình với quy mô 30 ha trên địa bàn hai xã An Thới huyện Mỏ Cày Nam và xã Hưng Lễ huyện Giồng Trôm; bước đầu đã chuyển giao kỹ thuật canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, hướng dẫn quy trình quản lý sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học và hỗ trợ một phần vật tư đầu vào là phân hữu cơ vi sinh và nấm xanh cho các hộ tham gia. Mô hình đang phát triển tốt.
Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh dừa, canh tác dừa thích nghi với hạn, mặn, quản lý dịch hại trên dừa bằng biện pháp sinh học; trong đó chú trọng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất theo hướng an toàn bền vững và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến cáo bón phân, tưới nước đúng và đủ đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của cây, xây dựng hệ thống đê bao cục bộ ngăn chặn nước mặn xăm nhập, tăng cường sử dụng hữu cơ cho vườn dừa. Thường xuyên cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp về hội chợ – triển lãm, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp ngành dừa tham gia hội chợ trong tỉnh, trong nước và ngoài nước.
Trong năm 2018, Sở Công Thương đã phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành triển khai hỗ trợ 01 cửa hàng kinh doanh sản phẩm dừa trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Châu Thành đầu tư thêm một số trang thiết bị tủ kệ, bảng hiệu, máy tính tiền, camera…, tuyên truyền quảng bá giới thiệu cửa hàng trên các phương tiện truyền thông; hỗ trợ liên kết với các doanh nghiệp cung ứng để có nguồn hàng hóa, sản phẩm phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho cửa hàng phát triển kinh doanh. Tỉnh đã xây dựng và công bố chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm dừa xiêm xanh; cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho Công ty chế biến các sản phẩm dừa Cửu Long, công ty chế biến dừa Lương Quới và công ty kỹ thuật dừa Bến Tre.
Qua hơn 03 năm triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình và hơn 02 năm thực hiện chương trình theo chuỗi giá trị đã có một số tác động tích cực đến hoạt động trồng, chế biếndừa của tỉnh: đã làm thay đổi nhận thức cộng đồng trong việc tổ chức sản xuất theo hướng liên kết tạo chuỗi giá trị. Từ đó, hình thành một số vùng dừa tập trung tạo sản lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; bước đầu các doanh nghiệp, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã đã có sự đồng thuận khá cao trong việc tổ chức thực hiện hoạt động liên kết xây dựng chuỗi giá trị dừa; hình thành một số mô hình liên kết tạo chuỗi khá phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh; hoạt động thu mua của doanh nghiệp, Tổ hợp tác và Hợp tác xã đã hình thành và đi vào hoạt động; hoạt động sản xuất chế biến và tiêu thụ dừa có bước phát triển khá, có nhiều dự án chế biến dừa quy mô lớn đi vào hoạt động, nhiều sản phẩm mới từ dừa được thương mại hóa với quy mô lớn, sản lượng các sản phẩm mới có sự tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, nông dân mới tiếp cận với hình thức liên kết sản xuất, nên còn nhiều bở ngỡ, các tổ viên chưa nhận thấy được vai trò của cá nhân khi tham gia tổ, vì vậy việc tổ chức hoạt động gặp khó khăn; Việc tổ chức sản xuất và sơ chế tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực; Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đôi khi thiếu ổn định, giá dừa và các sản phẩm chế biến phụ thuộc nhu cầu thị trường nên việc xây dựng các liên kết mang tính dài hạn hoặc mở rộng quy mô còn hạn chế. Một số doanh nghiệp tham gia chưa có kế hoạch chiến lược liên kết chuỗi lâu dài, khả năng phát triển sản phẩm mới có giá trị cao để tạo giá trị tăng thêm của chuỗi chưa cao...
Để cây dừa tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Xây dựng dự án Liên kết xây dựng vùng sản xuất dừa theo hướng an toàn, chất lượng cao ở các tỉnh Bến Tre - Vĩnh Long - Tiền Giang - Trà Vinh; Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, chuyển giao kỹ thuật thâm canh tổng hợp, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học góp phần nâng cao năng suất vườn dừa; tiếp tục triển khai xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa người trồng dừa với các doanh nghiệp;  Liên kết với các tỉnh có trồng dừa trong việc kêu gọi đầu tư khai thác, đặt trong quan hệ lợi ích của vùng dừa đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm cân đối giữa năng lực sản xuất nguyên liệu dừa trái và năng lực chế biến ngành dừa trong vùng; Triển khai hỗ trợ, phát triển thêm 02 cửa hàng đặc sản dừa. Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân từ nguồn nguyên liệu dầu dừa tỉnh Bến Tre; quy trình sản xuất giấy cao cấp, giấy trang trí từ nguồn nguyên liệu cây dừa; Xây dựng mô hình quản lý và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm dừa xiêm xanh; triển khai mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Bến Tre cho sản phẩm dừa xiêm xanh vào thực tiễn; đẩy mạnh các hoạt động XTTM trong và ngoài nước, chú trọng hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp kết nối cung – cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Phòng KHTCTH
Nguồn: congthuongbentre.gov.vn

Các tin khác:
Thực trạng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ dừa tại Bến Tre
Thực trạng trồng, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và định hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ dừa tại Bến Tre
Thống kê tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa của Bến Tre năm 2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 12/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 11/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 10/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 9/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 8/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 7/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 6/2017
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.559.668
Online: 33
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun