Danh mục
VĂN BẢN MỚI
THƯƠNG HIỆU
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
TIN TỨC & SỰ KIỆN
DN & SẢN PHẨM
HỘI NHẬP
KHỞI NGHIỆP & QTKD
LIÊN KẾT/HỢP TÁC
TIN CỘNG ĐỒNG (ICC)
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
BẢN TIN GIÁ DỪA
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM
CƠ HỘI KINH DOANH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIN CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT TRỒNG DỪA
DỪA VÀ SỨC KHỎE
VĂN HÓA DỪA
VIDEO CLIP
LỄ HỘI DỪA BẾN TRE
THỐNG KÊ NGÀNH DỪA
Số liệu thống kê
Báo cáo tổng hợp
THƯ VIỆN ẢNH
HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI DỪA

“ Website này được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (DBRP Bến Tre ) và sự góp sức của nhiều bạn bè. Hiệp hội Dừa Bến Tre rất mong thành viên của Hiệp hội và thân hữu xa gần tiếp tục giúp đỡ, góp ý và gởi tin - bài, để  Website ngày càng hoàn chỉnh và có ích”.

HIỆP HỘI DỪA BÊN TRE

Thông tin cần biết
 
Thực trạng trồng, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và định hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ dừa tại Bến Tre
21-08-2018

Thực trạng trồng, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và định hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ dừa tại Bến Tre
Dừa được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Cuối năm 2017, diện tích dừa Việt Nam đạt 170.000 ha; trong đó, tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 82,6% diện tích) và Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm 12,8% diện tích). Riêng Bến Tre diện tích dừa chiếm trên 42% tổng diện tích dừa cả nước. Thời gian qua, để cây dừa phát triển ổn định và bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển ngành dừa đến năm 2020 và thành lập Ban Điều phối giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực triển khai thực hiện.
Thực trạng trồng dừa
Để phát triển và ổn định vùng dừa theo hướng tối ưu hóa khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn dừa gia tăng năng suất, thu nhập trên một số đơn vị diện tích canh tác, tỉnh Bến Tre đã cóchủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dừa. Xây dựng và phát triển các mô hình nuôi xen, trồng xen trong vườn dừa để khuyến cáo hướng dẫn người dân sản xuất; tập trung hệ thống canh tác tổng hợp trong vườn dừa, nhân rộng những mô hình nuôi trồng xen hợp lý có hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất vườn dừa để đảm bảo độ bền vững của sản xuất như: nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừanuôi ong mật, nuôi gà thả vườn, trồng xen cây có múi, trồng xen ca cao trong vườn dừa...để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất trong vườn dừa. Đến cuối năm 2017, diện tích dừa trên địa bàn tỉnh đạt 71.461 ha;năng suất dừa năm 2017 là 9.010 trái/ha; sản lượng dừa trái tăng trưởng bình quân 02 năm 2016, 2017 là 0,68%/năm.
Bên cạnh những mặt đạt được, công đoạn trồng dừa vẫn còn nhiều hạn chế cần được quan tâm khắc phục, như: Diện tích sản xuất dừa manh mún, nhỏ lẻ, giao thông nông thôn bị trở ngại; năng suất dừa Bến Tre tuy cao hơn một số địa phương và một số nước, nhưng đa phần vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, trong vườn dừa vẫn còn nhiều cây dừa cho sản lượng rất thấp; một số vườn dừa có biểu hiện lão hóa sớm; chất lượng cây dừa giống không đồng đều, không chuẩn giống và chưa có biện pháp quản lý; Giá dừa tăng giảm thất thường, thiếu ổn định, thu nhập từ trồng dừa còn thấp hơn một số loại cây khác.
Thực trạng chế biến sản phẩm dừa sau thu hoạch ở Bến Tre
Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre tuy mới hình thành không lâu, nhưng đã có sự phát triển nhanh khá chắc chắn và phong phú về mặt hàng. Công nghiệp chế biến dừa chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp các sản phẩm dừa (giá so sánh 2010) năm 2017 ước đạt 3.000 tỷ đồng.
Trái dừa sau thu hoạch được chế biến thành nhiều nhóm, chủng loại sản phẩm khác nhau, nhóm từ cơm dừa, từ vỏ dừa, từ gáo dừa, nước dừa,…
Sơ chế cơm dừa: Bến Tre có khoảng 236 cơ sở sơ chế trái dừa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ trái dừa: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, bột sữa dừa, than gáo dừa, thạch dừa.
Chế biến cơm dừa: Toàn tỉnh có 44 doanh nghiệp (DN) chế biến 05 nhóm sản phẩm chính: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, bột sữa dừa, kẹo dừa, dầu dừa; tổng công suất tiêu thụ của các nhà máy chế biến cơm dừa  lên 1,253 tỷ trái năm 2017, đây là lực lượng tiêu thụ dừa chính của tỉnh.  Các nhà máy vẫn chưa huy động được hết công suất nên sản lượng dừa được đưa vào chế biến chỉ đạt khoảng 500 triệu trái (năm 2017). Hiện tại công suất chế biến dừa đã hơn 02 lần tổng sản lượng dừa của tỉnh, nếu các nhà máy hoạt động hết công suất thì sản lượng dừa khô của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng không đủ phục vụ cho chế biến. Đây là nhóm có trình độ kỹ thuật cao nhất của ngành dừa, hầu hết các công đoạn đều được cơ giới hóa, áp dụng nhiều loại công nghệ mới, sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Chế biến vỏ dừa: Toàn tỉnh có khoảng 170 đơn vị chế biến vỏ dừa; tổng công suất máy móc thiết bị hiện tại có thể sản xuất khoảng 150 đến 180 ngàn tấn/năm. Nhìn chung năng lực cạnh tranh ngành chỉ thấp, sản phẩm chỉ xơ dừa chủ yếu được xuất khẩu thô vào thị trường Trung Quốc và một phần cung cấp cho chế biến sản phẩm sau chỉ (Thảm, lưới, băng, dây dừa). Chế biến sản phẩm sau mụn: toàn tỉnh hiện có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất mụn ép, công suất máy móc thiết bị có khả năng sản xuất hơn 70.000 tấn/năm.
Chế biến gáo dừa: Sản xuất than gáo dừa (than thiêu kết), hiện trên địa bàn tỉnh có 57 đơn vị chế biến than thiêu kết (trong đó có 05 doanh nghiệp). Sản lượng năm 2017 đạt khoảng 30.000 tấn; Sản xuất than hoạt tính: có 02 doanh nghiệp đầu tư, đã có 01 doanh nghiệp có sản phẩm; sản lượng năm 2017 đạt khoảng 12.000 tấn, công nghệ sản xuất hiện đại, tiêu thụ một lượng lớn than thiêu kết của tỉnh nhưng vẫn phải nhập khẩu thêm nguyên liệu để sản xuất.Ngoài sản xuất than, gáo dừa còn được dùng làm hàng mỹ nghệ từ dừa.
Chế biến nước dừa: Sản phẩm từ nước dừa trước đây là sản phẩm phụ, chủ yếu tận dụng phần nước dừa từ chế biến cơm dừa để làm thạch dừa thô. Thời gian gần đây, trên đia bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp mới, quy mô lớn đầu tư chế biến nước dừa thành sản phẩm cao cấp, như: nước dừa giải khát, mặt nạ dừa; tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ chưa ổn định nên sản lượng hàng năm còn biến động lớn.
Thị trường tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa chủ yếu của Bến Tre
·                     Kênh tiêu thụ nội địa: trái dừa tươi (làm nước giải khát) cho các thị trường: đô thị ở các tỉnh phía Nam, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả Hà Nội. Dừa khô cũng được tiêu thụ trong nước để làm thực phẩm nấu nướng hoặc bánh kẹo. Các sản phẩm chế biến cũng được tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn.
·                     Kênh xuất khẩu: Dưới hình thức nguyên liệu thô chủ yếu cho sản phẩm trái dừa khô lột vỏ, khách hàng chủ yếu là thương nhân Trung Quốc; Dưới hình thức sản phẩm đã chế biến: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, kẹo dừa, thạch dừa thô, than gáo dừa (đã xay), than hoạt tính, xơ dừa, mụn dừa, dầu dừa... xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ dừa năm 2017 ước đạt 180,118 triệu USD,  chiếm 21,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chính hiện nay: Cơm dừa nạo sấy; sữa dừa; nước dừa đóng lon/hộp; than hoạt tính; chỉ xơ dừa; mụn dừa; thạch dừa; bột sữa dừa, dầu dừa. Thị trường xuất khẩu dừa tiếp tục được giữ vững và mở rộng, đến cuối năm 2017 đã xuất khẩu sang 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, trong chế biến và tiêu thụ dừa cũng còn nhiều hạn chế như: Đa phần doanh nghiệp chế biến dừa vẫn còn dưới dạng quy mô nhỏ, hoạt động rời rạc, chỉ tổ chức được một hoặc vài công đoạn trong chế biến dừa, cho nên chưa khai thác hiệu quả, chưa chủ động được việc hợp tác với nông dân để thu mua nguyên liệu; Nhiều sản phẩm chế biến từ dừa còn dưới dạng thô: chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, thạch dừa, .... nên giá trị thấp, dễ bị khách hàng ép giá, tiêu thụ nhiều nguyên liệu. Tỷ lệ khai thác công suất chế biến còn thấp; Các doanh nghiệp chưa có sự liên kết hợp tác để cùng phối hợp thu mua nguyên liệu, tổ chức hệ thống tiêu thụ, đặc biệt là đối với thị trường ngoài nước.
Định hướng phát triển ngành dừa trong thời gian tới
Để thúc đẩy việc phát triển ngành dừa và chuỗi giá trị dừa trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre đã định hướng triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
Xác định vùng trồng dừa, thu nhập của người trồng dừa: căn cứ vào hiện trạng, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phân bố diện tích trồng dừa; tổ chức điều tra, nghiên cứu để đánh giá thực tế về tình hình sản xuất thổ nhưỡng, dự báo tác động của biến đổi khí hậu để xác định rõ vùng đất cần đưa cây dừa vào thay thế; xác định những cây trồng vật nuôi xen trong vườn dừa phù hợp ở từng vùng để khuyến cáo, hướng dẫn cho nông dân sản xuất; tập trung phát triển hệ thống canh tác tổng hợp trong vườn dừa; tuyển chọn giống dừa có năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ người dân thay thế dần các vườn dừa năng suất thấp, dừa lão, kém hiệu quả thành trồng các giống dừa phù hợp, có năng suất, chất lượng cao.
Xây dựng hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật: Sổ tay canh tác dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA), Nhật (JAS), Châu Âu (EU); quy trình sản xuất phân hữu cơ bằng vi sinh, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp bằng vi sinh, kỹ thuật thâm canh dừa theo hướng an toàn,… nhằm giúp doanh nghiệp và nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp canh tác an toàn, canh tác theo các tiêu chuẩn hữu cơ.
Tổ chức tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực cho các HTX,THT, nông dân trồng dừa, doanh nghiệp và các đơn vị tham gia trong chuỗi hướng tới tạo sự phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị dừa.
Phối hợp nghiên cứu, chuyển giao về giống, kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản pẩm từ dừa... Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất dừa theo hướng hữu cơ, chuyển giao kỹ thuật thâm canh tổng hợp, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học góp phần nâng cao năng suất vườn dừa; xây dựng các mô hình trồng xen (cây có múi, mãng cầu,…), nuôi xen (gà thả vườn và tôm càng xanh mương vườn trong vườn dừa); xây dựng vườn dừa mẫu để nông dân tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thực tiễn.
 Tổ chức các hội thảo chuỗi giá trị dừa định kỳ hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện, nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học gặp gỡ trao đổi, giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời thống nhất mục tiêu cho năm tiếp theo.
Tiếp tục tập trung xây dựng các tổ nhóm liên kết sản xuất - tiêu thụ dừa công nghiệp và dừa uống nước.
Hỗ trợ đầu tư nâng cấp Trung tâm Dừa Đồng Gò thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn diện cây dừa của quốc gia.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện sản xuất; xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu cho sản phẩm dừa; xây dựng cửa hàng đặc sản dừa.
Đầu tư hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư chế biến dừa; tập trunghoàn chỉnh hạ tầng Cụm Công nghiệp Phong Nẫm - Giồng Trôm, thu hút các nhà máy doanh nghiệp sơ chế - chế biến dừa tập trung; thiết lập một hệ thống thu mua (chợ đầu mối) - sơ chế - chế biến các sản phẩm từ dừa liên hoàn.
Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp đầu tư thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm từ dừa.
QLCN-SC
Nguồn: congthuongbentre.gov.vn

Các tin khác:
Thống kê tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa của Bến Tre năm 2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 12/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 11/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 10/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 9/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 8/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 7/2017
Bến Tre: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dừa trong tháng 6/2017
Tình hình tiêu thụ 08 sản phẩm nông nghiệp chủ lực và nhu cầu thị trường hiện nay
Xuất khẩu hàng hóa của tỉnh 9 tháng đầu năm tăng 12,24%
 
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, chất lượng nội dung Website này như thế nào ?
Rất phong phú
Khá phong phú
Chưa phong phú
Ý kiến khác
Dành cho Quảng cáo
Cơ sở SX Thạch dừa Minh Tâm
DNTN Hưng Long
Công ty Cổ phần Chế biến Dừa Á Châu
Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Huy Thịnh Phát
Thương hiệu mạnh
Cơ sở Dừa Xanh Bến Tre
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre
Thạch dừa Minh Châu
Cty TNHH MTV Chế biến Dừa Lương Quới
Công ty TNHH Vĩnh Tiến
Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long
Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre
Kẹo dừa Thanhh Long
DNTN Trương Phú Vinh
Công ty Lê An
Công ty Cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 28.559.243
Online: 43
Sản phẩm doanh nghiệp
 
Trang chủ | Dịch vụ | Liên hệ - Góp ý
Về đầu trang
 
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun